欢迎来到Empire777

Empire777

【cruz azul đấu với américa】“Thiên thần” của những bệnh nhân phong

时间:2025-01-11 05:43:06 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)

Xuân... “điên”

30 tuổi,ênthầncủanhữngbệnhnhâcruz azul đấu với américa cô giáo mầm non Nguyễn Thị Xuân (sinh năm 1957, quê thôn Xuân Hòa, xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) từ bỏ nghề giáo, gói ghém quần áo, cắt nhân khẩu tại quê nhà để lên trại phong Quả Cảm ở. Ngày ấy, gia đình, bạn bè, làng xóm bảo “chắc Xuân bị điên” nên mới từ bỏ việc an nhàn ở nhà, để mua vào mình sự vướng bận tại trại phong- nơi lúc ấy có hơn 300 bệnh nhân ngày đêm rên rỉ vì đau đớn.

Kể lại cơ duyên với phóng viên khi đến với trại phong Quả Cảm, cô Xuân tâm sự, những năm 1986, 1987 chị là cô giáo trẻ, phụ trách các lớp mầm non ở xã Đại Xuân, Quế Võ, Bắc Ninh. Một lần tình cờ, chị đọc cuốn sách Lạc quan trên miền thượng, kể về cuộc sống nhiều nỗi đau và thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của những bệnh nhân phong ở trại phong Di Linh (Lâm Đồng). Thương cảm cho những số phận trong quyển sách đó, chị giấu gia đình tìm đến trại phong Quả Cảm ở Bắc Ninh.

Khi đến nơi tận mắt chứng kiến nỗi đau về thể xác mà những bệnh nhân phong phải chịu đựng chị đã bật khóc khi nghe một cụ ông nói ước nguyện cuối cùng trước khi mất là được nhìn mặt con, cháu, anh em lần cuối song điều ước nhỏ nhoi đó đã không thể trở thành sự thật. Những điều mắt thấy tai nghe ấy đã tác động mạnh đến tâm hồn vốn nhạy cảm của một cô giáo mầm mon và như bừng tỉnh, chị đã biết mình phải làm gì trong quãng đời còn lại đó là trở thành con, cháu, thành người thân, thành những đôi chân, bàn tay bị cụt của những bệnh nhân phong ở nơi này.

thien than cua nhung benh nhan phong

Cô Xuân vừa đi vừa tâm sự với báo chí về những tháng ngày sống chết với bệnh nhân phong.
thien than cua nhung benh nhan phongHà Nội: Bệnh nhân phong bị "ăn bớt" thuốc?

Sau lần đến thăm đó, ngày ngày cô lén mang theo nắm cơm với muối vừng lên trại phong Quả Cảm để cõng một bà cụ bị cụt chân, xách xô nước giúp ông cụ cụt tay, hay lo hậu sự cho một bệnh nhân phong đã không còn đủ sức chống chọi với những biến chứng của căn bệnh này. Đỉnh điểm là khi chị bỏ dạy học để chuyển lên ở hẳn trên trại phong tiện bề chăm sóc các bệnh nhân thì em trai ruột khẳng định cô bị điên. Người cậu dọa từ mặt nếu cô còn tiếp tục lên trại phong Quả Cảm.

Chưa kể, họ hàng bàn tán xôn xao, bạn bè xa lánh, trêu chọc. Tất cả đều quay lưng lại với quyết định của cô. Tuy nhiên, không lùi bước, cô vẫn một lòng muốn đem tình yêu thương của mình xoa dịu phần nào những nỗi đau nơi trại phong biệt lập, cô độc, thiếu thốn, khó khăn- nơi có những bệnh nhân mà chị đã “trót” coi như người thân, như một phần máu thịt bản thân.

Do bị coi là “điên” như vậy nên khi mới làm việc tại trại phong ban quản lý vẫn “nghi ngờ” về sự tốt bụng một cách hiếm có của cô giáo. Tuy nhiên, câu châm ngôn “lửa thử vàng, gian nan thử sức” quả không sai, sau thời gian chứng kiến cách làm việc nghiêm túc, tận tuỵ, đầy tình thương của cô Xuân với bệnh nhân nên ban quản lý đã hoàn toàn tin tưởng tình cảm của cô giáo Xuân với bệnh nhân phong xuất phát từ trái tim. Song để thuận tiện cho công việc, lãnh đạo trại phong khi đó đã khuyên chị nên đi học một lớp y tá và thế là cô lại lặn lội vào tận Lâm Đồng để tìm khoá học làm y tá. Nhưng may mắn cho cô khi đến Quy Nhơn thì được một vị linh mục tận tình giúp đỡ, xin cho học ngay tại Trại phong Quy Hoà.

Tận tuỵ một đời

Khi nghe cô Xuân kể về công việc thường ngày của bản thân bằng giọng nói rất bình dị pha hài hước, phóng viên càng thấy rất cảm phục người phụ nữ đặc biệt này. Song với cô dường như đó là những chuyện quá đỗi bình thường bởi đơn giản cô coi những bệnh nhân ở đây là người nhà, người thân nên chuyện chăm sóc họ là điều đương nhiên.

Ban ngày, cô chăm lo bữa cơm, thuốc thang cho bệnh nhân, đêm đến, bệnh nhân ốm, đau, đột quỵ, cô lại là người túc trực thuốc thang chăm sóc. Hầu hết những bệnh nhân sống ở trại đều bị gia đình bỏ mặc, hoặc không còn người thân thích, họ hàng nên khi các cụ khuất núi, cô lại là người tắm rửa, thay giặt và lo mọi thủ tục tang lễ. "Lúc đầu cũng sợ lắm, nhưng mình không làm thì còn ai làm. Làm nhiều thành quen, giờ tôi cũng thấy bình thường. Họ như những người cha người mẹ mình, lúc mất không người thân thích bên cạnh nên tội lắm", cô Xuân tâm sự.

Với những đau khổ của bệnh nhân do bệnh tật gây ra cô luôn cảm thấy trăn trở và muốn làm điều gì giúp họ vơi bớt đau đớn. Đặc biệt, khi thấy nhiều cụ già yếu, chân tay bị cụt vì bệnh phong, phải dùng những chiếc xô nhựa, chậu nhựa, hay những thanh gỗ cắt ra làm chân giả, đi lại khó khăn, có khi bật cả máu, cô thấy xót xa.

thien than cua nhung benh nhan phong

Cô Xuân (áo xanh ở giữa) đang chăm sóc cho bệnh nhân phong. Ảnh: DN

Do vậy, năm 1992, cô quyết định xin lãnh đạo cho đi học một lớp làm chân giả với mong muốn làm được những chiếc chân gỗ hợp với bệnh nhân, giúp họ đi lại dễ dàng. Khoá học chỉ diễn ra trong 3 tháng nhưng toàn nam giới đi học, chỉ duy nhất chị là phụ nữ. Nhiều người thắc mẳc hỏi tại sao chị lại đi học cái nghề này cho vất vả, nhưng cô chỉ mỉm cười, đâu cứ phải đàn ông mới làm được, chỉ cần yêu thích thì bất kể đàn ông hay đàn bà đều có thể làm được.

Nhớ những ngày đầu làm chân giả, cô găp khó khăn nhiều lắm. Nghĩ ra cái gì chị lại thiết kế cái đó. Mới đầu chưa thành thạo, chân giả chưa hợp với bệnh nhân, cứ tháo ra tháo vào rồi lại hì hục chỉnh sửa. Trăn trở làm sao giúp được bệnh nhân đi lại một cách tốt nhất, cô lại thức đêm thức hôm, mày mò, sáng tạo ra những sản phẩm mới. Nhiều lần như thế, "tay nghề" của cô Xuân càng lên cao. Khi được lãnh đạo trại phong cấp phòng ở và làm việc, cô đã xin được thiết kế dãy nhà ở và phòng làm việc ngay cạnh nhau để tiện cho các bệnh nhân thăm khám và chữa trị. Chỉ cần bệnh nhân gọi vì chân giả gãy, hỏng bất cứ lúc nào là chị cũng có thể sửa chữa, hay thiết kế sản phẩm luôn lúc ấy.

Trong chuyến về thăm và tặng quà cho bệnh nhân phong giữa tháng 2 vừa qua của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi trung ương, trong cảnh đìu hiu, vắng vẻ của trại phong Quả Cảm, cô Xuân vẫn rất nhanh nhẹn thu vén mọi công việc. Sự đóng góp của cô, không chỉ bằng sự chăm sóc cụ thể, bằng sự chia sẻ về tinh thần mà cô còn cất công đi xin tiền các ân nhân để sửa sang cửa nhà. Cô tâm sự: “Nhiều khi mình cứ đi ăn mày người giàu để giúp cho người nghèo. Người giàu thì không biết cho ai xứng đáng, người nghèo thì không biết đi xin ở đâu. May được nhiều người tin tưởng nên cũng giúp được nhà cửa khang trang hơn, cuộc sống ổn định hơn”, cô Xuân vui vẻ kể.

Theo lời cô Xuân, điều làm cô vui nhất đó là trại phong Quả Cảm từ hơn 300 bệnh nhân của 30 năm trước, đến nay Trại phong Quả Cảm, Bắc Ninh chỉ còn 83 bệnh nhân. Có một số bệnh nhân đã khỏi bệnh, được ra viện, hòa nhập cộng đồng. Cô tự hào kể, có nhiều cháu trưởng thành tại đây đã học hành, thành đạt lập gia đình và sinh con cái khỏe mạnh, có cháu học tới tiến sĩ.

Cứ thế, thời gian dần trôi cô Xuân dành cả cuộc đời thanh xuân của mình để lui tới những căn phòng chật hẹp, với những người bệnh quanh năm đau đớn, rên rỉ, để chăm sóc những bàn tay, bàn chân bị ăn mòn theo năm tháng, để làm chỗ dựa tinh thần mỗi khi họ mong ngóng về gia đình thân yêu, xoa dịu nỗi đau cả về thể xác và tinh thần.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: