Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Trung Quốc sẵn sàng mở rộng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam Hồng Kông (Trung Quốc) mở cửa trở lại với trứng gia cầm Việt Nam Hành lang kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-châu Âu Trong thời gian diễn ra hội nghị, nhiều nước bao gồm Mỹ tuyên bố sẽ hợp tác xây dựng một hành lang kinh tế mới, nối các tuyến đường sắt và cảng biển của khu vực Trung Đông và Nam Á, tăng cường kết nối và hội nhập giữa châu Á, Vịnh Persian và châu Âu. Kế hoạch này được Tổng thống Mỹ Joe Biden hình dung là “thay đổi luật chơi”, có tên gọi đầy đủ là “Hành lang kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-châu Âu” (IMEC), các nước ký kết bao gồm Mỹ, Saudi Arabia, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Pháp, Đức và Italy. Có phân tích nhấn mạnh kế hoạch đầy tham vọng này là biện pháp nhằm đối trọng với các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc, có thể có ảnh hưởng sâu rộng đối với tình hình địa chính trị ở khu vực Nam Á, Trung Đông và châu Âu.
Mặc dù phương án cụ thể, thời gian xây dựng IMEC vẫn chưa được tiết lộ, nhưng nhiều ý đồ chiến lược đằng sau kế hoạch đầy tham vọng này đã lộ diện. Về khía cạnh thương mại, IMEC nối Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu nhằm kết nối thị trường khổng lồ 1,4 tỷ dân của Ấn Độ. Các nước ký kết cũng hy vọng IMEC có thể hồi sinh kinh tế Trung Đông, đồng thời thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia.
Theo Phó Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jon Finer, kế hoạch này sẽ mang lại lợi ích cho các nước thu nhập trung bình thấp trong khu vực, đồng thời có thể giúp Trung Đông phát huy tác dụng then chốt trong thương mại toàn cầu. Theo ước tính, sau khi IMEC khai thông, thương mại giữa Ấn Độ và châu Âu sẽ tăng 40%.
Các nhà phân tích cho rằng mặc dù kế hoạch IMEC chủ yếu là thúc đẩy thương mại, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến địa chính trị. Hiện nay, Washington đang tích cực định hình Mỹ là đối tác và nhà đầu tư thay thế của các nước đang phát triển để đối trọng với sức ảnh hưởng của BRI của Trung Quốc. Giám đốc Viện nghiên cứu Nam Á thuộc Trung tâm Wilson Michael Kugelman cho rằng nếu được thực hiện, kế hoạch nhằm đối trọng với BRI này sẽ thay đổi luật chơi, tăng cường mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Đông. Còn Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng kế hoạch này sẽ "định hình lại bộ mặt Trung Đông".
Trong khi đó, Giáo sư Lưu Trung Dân của Viện nghiên cứu Trung Đông thuộc Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải cho rằng Mỹ có thể sử dụng dự án này để xây dựng một cơ chế hợp tác, song việc có thể phát huy tác dụng thực chất như thế nào là một dấu chấm hỏi. Giáo sư Lưu Trung Dân nhấn mạnh trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác giữa các nước Vịnh Persian và Trung Quốc đã tiến xa và tiến sâu, nên Mỹ không thể hình thành sự đối trọng trong ngắn hạn.
IMEC cũng có lợi cho việc thúc đẩy các mục tiêu của Mỹ ở khu vực Trung Đông, trong đó có khả năng thúc đẩy nối lại tiếp xúc giữa Israel và Saudi Arabia. Kế hoạch này cũng được kỳ vọng sẽ khôi phục quan hệ Mỹ-Saudi Arabia vốn trở nên xấu đi sau khi Mỹ và Iran ký thỏa thuận hạt nhân, cũng như vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.
顶: 83踩: 2
【kq lyon】Hành lang kinh tế đối trọng với BRI của Trung Quốc
人参与 | 时间:2025-01-25 19:53:10
相关文章
- Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- Thủ tướng: Thực hiện tốt nhất chính sách với gia đình trung tá hy sinh cứu dân
- Hà Nội tạm dừng vui chơi giải trí, tổ chức mặc niệm nạn nhân vụ cháy chung cư
- Hải Dương yêu cầu xử lý nghiêm việc Công ty Điện lực Jaks cố tình chuyển tro xỉ
- Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- Tiếp tục xả nước thải vượt mức, công ty vốn nước ngoài bị phạt hơn 1,5 tỷ đồng
- Tiếp viên Việt bị bắt giữ tại Hàn Quốc nghi buôn lậu cần sa, các hãng lên tiếng
- Chủ tịch Quốc hội chủ trì họp về dự thảo Luật Tổ chức Toà án Nhân dân (sửa đổi)
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- Xử lý tình trạng tái diễn du khách đổ xô check in trên phố cà phê đường tàu
评论专区