您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lịch thi đấu giải vô địch colombia】Bài cuối: Phòng vệ rủi ro, cần sự đồng thuận từ 3 phía 正文

【lịch thi đấu giải vô địch colombia】Bài cuối: Phòng vệ rủi ro, cần sự đồng thuận từ 3 phía

时间:2025-01-11 03:50:54 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Cuộc đua chuyển đổi số ngành Ngân hàng vào chặng tăng tốc Bài 2: Cạnh tranh bước vào hồi gay cấnNhiề lịch thi đấu giải vô địch colombia

Cuộc đua chuyển đổi số ngành Ngân hàng vào chặng tăng tốc Bài 2: Cạnh tranh bước vào hồi gay cấn

Nhiều rủi ro phải đối diện

Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng trên cơ sở hỗ trợ của kết quả chuyển đổi số ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,àicuốiPhòngvệrủirocầnsựđồngthuậntừphílịch thi đấu giải vô địch colombia những yếu tố liên quan đến rủi ro đi kèm cũng là một thách thức không nhỏ cho quá trình chuyển đổi số.

Theo các nghiên cứu của một số tổ chức tài chính về những xu thế xử lý và lưu trữ dữ liệu số, các ngân hàng và tổ chức tài chính ở Việt Nam đã và đang có kế hoạch dịch chuyển các ứng dụng, dịch vụ lên môi trường điện toán đám mây. Song hành với các tiện ích của môi trường đám mây là các vấn đề về an toàn và bảo mật dữ liệu. Ông Phó Đức Giang - Phó Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An toàn thông tin PwC Việt Nam cho biết, trên môi trường điện toán đám mây, khách hàng cần lưu ý là trách nhiệm cuối cùng về quản lý rủi ro bảo mật, tính khả dụng, riêng tư và tuân thủ vẫn thuộc về mình mà không phải với nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.

Nhờ chuyển đổi số, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng thực hiện giao dịch mà không cần thẻ.
Nhờ chuyển đổi số, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng thực hiện giao dịch mà không cần thẻ.

Bên cạnh đó, rủi ro trong thời đại công nghệ số trong lĩnh vực tài chính còn nằm ở yếu tố chủ quan, hoặc thiếu hiểu biết của khách hàng và đây cũng là điều làm “đau đầu” các tổ chức tài chính. Thời gian qua, các ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng vẫn liên tục phải đưa ra các cảnh báo về ý thức cảnh giác đối với khách hàng.

Gần đây nhất, Công ty tài chính tiêu dùng FE Crdit vừa đưa ra cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo FE Crdit, bằng nhiều phương thức khác nhau, các đối tượng xấu thực hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng đang tham gia các dịch vụ tài chính. Trong đó, 4 thủ đoạn lừa đảo phổ biến mà khách hàng cần đề cao cảnh giác là gian lận thẻ, đánh cắp mã OTP, đánh cắp thông tin cá nhân (căn cước công dân, bằng lái xe…), giả mạo nhân viên công ty tài chính…

Cần sự vào cuộc ở cả 3 phía

Những rủi ro nảy sinh liên quan đến sự bùng nổ của các dịch vụ ứng dụng công nghệ số đặt ra yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tài chính cần phải có chiến lược hợp lý để nhận diện sớm rủi ro, có giải pháp phòng ngừa hợp lý. Trong khi đó, ý thức người dân cũng cần đề phòng cảnh giác để đảm bảo an toàn chính mình.

Thực tế đã có những trường hợp tội phạm lợi dụng sự chủ quan của người dân để lừa đảo thông qua thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Chẳng hạn, tháng 7/2022, Công an Hà Nội vừa khởi tố một vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong vụ án án này, đối tượng dùng ảnh chụp màn hình giả để gửi cho người bị hại về giao dịch thanh toán (nhưng thực chất không chuyển tiền). Theo cơ quan công an, sau mỗi lần chiếm đoạt được tài sản của bị hại, đối tượng đều tháo, bẻ và vứt sim số điện thoại vừa liên hệ để tránh bị phát hiện.

4 giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng

Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2022 đưa ra 4 giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng. Đó là:

- Tổ chức phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin.

- Xây dựng phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin đang vận hành.

- Phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị hạ tầng, các điều kiện đáp ứng yêu cầu về an toàn thông tin, an ninh mạng để kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…

Bên cạnh yếu tố củng cố an toàn hệ thống và tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân, các chuyên gia ngân hàng cũng cho rằng, hệ thống pháp luật cũng cần theo sát thực tế để “mở đường” cho các dịch vụ số liên quan đến hoạt động ngân hàng phát triển đồng bộ.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Trong đó, nhiều quan điểm cho rằng, cần phải có những nội dung mới để thực thi quy trình cho vay bằng phương thức điện tử.

Theo ý kiến của đại diện một số tổ chức tài chính, hoạt động cho vay trên nền tảng công nghệ là không biên giới. Chính vì thế không thể lấy quy định cho vay truyền thống để áp dụng vào phương thức điện tử. Ông Nguyễn Thành Phúc - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho rằng, cơ quan quản lý cần trao quyền cho các tổ chức tín dụng chủ động triển khai trên cơ sở đảm bảo an toàn theo quy định.

Bà Bùi Thúy Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, Ngân hàng Nhà nước giữ quan điểm ban hành khung, đưa nguyên tắc cơ bản để các tổ chức tín dụng căn cứ tự đưa ra các quy định nội bộ phù hợp với từng tổ chức tín dụng và từng nhóm khách hàng, từng khẩu vị rủi ro. Với hoạt động cho vay phương thức điện tử, bà Hằng cho biết Thông tư 39 sẽ sửa đổi, bổ sung đưa ra khung pháp lý chung để các tổ chức tín dụng áp dụng, tránh rủi ro (nếu có) sau này.