Áp lực lạm phát,óThủtướngLêMinhKháiĐiềuhànhlinhhoạtchínhsáchtiềntệkiểmsoátlạmphákqbd thổ nhĩ kỳ rủi ro nợ xấu “nóng” nghị trường Quốc hội | |
Bộ Tài chính: Tìm giải pháp ổn định nguồn cung để giảm giá xăng dầu | |
Lo ngại biến động tăng giá tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022 |
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng ngày 9/6. Ảnh: quochoi.vn |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng ngày 9/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã phát biểu, làm rõ một số nội dung nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực ngân hàng.
Cụ thể, về điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách, giải pháp khác góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới tăng cao.
Các chính sách điều hành trong thời gian qua không ảnh hưởng nhiều đến tăng chỉ tiêu lạm phát mà chủ yếu do tăng giá hàng hóa.
Chính phủ sẽ tiếp tục bám sát các Nghị quyết của Quốc hội, theo dõi sát tình hình trong nước để tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, triển khai các giải pháp về chính sách tiền tệ để hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế...
Đồng thời, Chính phủ khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất với doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh; điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid- 19, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.
Về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và các ngân hàng yếu kém, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ: thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan quyết liệt thực hiện các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và đã đạt được những kết quả quan trọng, căn bản là khuôn khổ pháp lý tiếp tục được hoàn thiện.
Hệ thống tín dụng đã có những chuyển biến tích cực cả về quy mô, năng lực tài chính, chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động; phát huy vai trò cung cấp tín dụng cho nền kinh tế, đóng góp quan trọng trong việc huy động các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng ngày 9/6. Ảnh: quochoi.vn |
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, bảo đảm an toàn của các tổ chức tín dụng, Phó Thủ tướng cho biết, sau khi báo cáo Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 689/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”.
Trong đó có một số quy định như: hoàn thiện khung khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động quản trị, điều hành, tính minh bạch trong vòng hoạt động của ngân hàng...
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động ngân hàng; tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính và an toàn hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng; củng cố và kiện toàn mô hình và nâng cao năng lực tài chính của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Về kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, theo Phó Thủ tướng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh; ưu tiên kiểm soát chặt chẽ đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
“Đối với các dự án, phương án vay vốn trong lĩnh vực bất động sản có tính khả thi, thanh khoản tốt, khách hàng có khả năng trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn thì tiếp tục cung cấp tín dụng theo đúng quy định”, Phó Thủ tướng nói.