【tỷ sô mu】Việt Nam có thể “né” các tác động tiêu cực

时间:2025-01-10 17:03:36来源:Empire777 作者:Cúp C1

Tác động trước mắt chưa lớn

Trao đổi với phóng viên TBTCVN,nétỷ sô mu TS. Phạm Nguyễn Anh Huy - Giảng viên cấp cao bộ môn Tài chính (Đại học RMIT Việt Nam) cho biết, theo Hiệp hội SWIFT Nga, có khoảng 300 ngân hàng và tổ chức tín dụng của Nga nằm trong hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Hiện tại, Liên minh châu Âu mới chỉ loại 7 ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT trong khuôn khổ các lệnh trừng phạt bổ sung liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Nguyên nhân do đây là những tổ chức tài chính có mối quan hệ mật thiết với Chính phủ Nga và các chiến dịch quân sự do Nga phát động.

Việt Nam có thể “né” các tác động tiêu cực

Ngoài ra, Liên minh châu Âu cũng chưa đưa các ngân hàng lớn có vai trò chủ chốt trong giao dịch dầu khí như Sberbank and Gazprombank vào danh sách trừng phạt, thể hiện sự thận trọng nhất định để tránh các tác động quá tiêu cực tới các tổ chức liên quan ngoài Liên bang Nga.

Vì vậy, TS. Anh Huy cho rằng, việc thanh toán của Việt Nam cho các đối tác Nga và ngược lại hiện nay sẽ bị ảnh hưởng một cách nhất định bởi lệnh cấm này, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có phát sinh giao dịch với các ngân hàng nằm trong lệnh cấm. “Ngoại trừ các doanh nghiệp dầu khí, các doanh nghiệp trong các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu như thiết bị điện và điện tử hoăc nhập khẩu như ngũ cốc hay sắt thép sẽ gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực đến từ lệnh cấm này” – TS. Huy nhận định.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, việc Nga bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT hiện chỉ xảy ra trên từng quốc gia, không mang tính toàn cầu nên chưa ảnh hưởng đến hoạt động chuyển tiền của Việt kiều Nga về Việt Nam và ngược lại của các ngân hàng Việt Nam.

Bình luận thêm về rủi ro đối với Việt Nam, TS. Phạm Nguyễn Anh Huy cũng lưu ý, Nga là một đối tác kinh tế - thương mại không hề nhỏ của Việt Nam. Do vậy, nếu như Nga bị loại hoàn toàn ra khỏi hệ thống SWIFT như Iran trước kia thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn hiện tại. Việt Nam sẽ không thể thanh toán cho bất cứ một đối tác Nga nào và ngược lại không có đối tác Nga nào có thể thanh toán cho các tổ chức Việt Nam thông qua hệ thống SWIFT.

Đa dạng hóa hệ thống thanh toán quốc tế

Trả lời câu hỏi của phóng viên xung quanh việc các giải pháp cho Việt Nam khi tình hình trở nên nghiêm trọng hơn, TS. Huy cho rằng, nếu như Nga bị loại hoàn toàn ra khỏi hệ thống SWIFT, Việt Nam sẽ phải tìm đến các giải pháp thanh toán thay thế hệ thống SWIFT cho các đối tác ở Nga.

Theo ông Phạm Nguyễn Anh Huy, hiện tại, có một số giải pháp thanh toán mà Việt Nam có thể tìm đến. Đó là, Việt Nam có thể cân nhắc sử dụng hệ thống SPFS của Nga (một hệ thống giống SWIFT được phát triển cho các ngân hàng Nga) thông qua các nước trung gian như Trung Quốc, Cuba, Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus, Uzbekistan hay Kazakhstan. Việt Nam và Nga có thể thiết lập một hệ thống thông tin liên lạc song phương cho việc thanh toán. Ngoài ra, Việt Nam có thể trực tiếp tham gia vào hệ thống SPFS của Nga; hoặc Việt Nam có thể sử dụng hệ thống thanh toán CIPS của Trung Quốc như cách hiện tại phía Nga đang áp dụng.

Tuy nhiên, TS. Phạm Nguyễn Anh Huy cũng nhấn mạnh, điều đáng lưu ý là các giải pháp trên đều tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thanh toán giữa hai nước. Ví dụ như hệ thống SPFS chỉ hoạt động vào giờ làm việc của các ngày làm việc trong tuần, CIPS chỉ chấp nhận giải quyết các khoản thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ hay việc tăng thanh toán ngoại tệ thông qua các nước trung gian tới Nga có thể bị quản lý chặt chẽ…

Để khắc phục khó khăn trong thanh toán quốc tế, chuyển tiền với Nga, theo TS. Cấn Văn Lực Lực (thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia), Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc Nga bị tách khỏi hệ thống SWIFT, khả năng hệ thống thanh toán thay thế của Nga để có chính sách, giải pháp hỗ trợ các định chế tài chính, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo thúc đẩy phát triển kênh thanh toán song phương Việt - Nga, có thể qua Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB), một cách an toàn, hiệu quả.

Ở góc nhìn tích cực, chuyên gia của Đại học RMIT lại cho rằng, việc một số ngân hàng của Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT không hoàn toàn chỉ mang lại ảnh hưởng tiêu cực cho Việt Nam. Theo ông Phạm Nguyễn Anh Huy, nhìn theo hướng lạc quan, đây cũng là một cơ hội để các doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam tìm hiểu thêm về các hệ thống thanh toán quốc tế khác như một số hệ thống kể trên. Đa dạng hóa hệ thống thanh toán quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp và ngân hàng Việt chủ động hơn trong ứng phó với các trường hợp tương tự, tránh được những gián đoạn và tổn thất trong quá trình thanh toán với các đối tác quốc tế.

“Tôi cho rằng, các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng Việt Nam nên tiếp tục theo sát diễn biến trên thị trường thanh toán quốc tế và các động thái mà các bên có thể đưa ra sắp tới, để có những phản ứng kịp thời với các phương án thanh toán thay thế phù hợp, hạn chế tác động tiêu cực. Đồng thời, chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng rủi ro thanh toán, nhằm hoạt động bền vững hơn trong bối cảnh hiện tại và tương lai” – TS. Phạm Nguyễn Anh Huy đề xuất.

Tác động không lớn đối với thương mại Việt Nam

Theo Dragon Capital, trong ngắn hạn, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có tác động không lớn đối với thương mại Việt Nam, vì tỷ trọng thương mại của Nga và Ukraine với Việt Nam lần lượt chỉ chiếm 1% và 0,1% kim ngạch xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, vai trò của Nga và Ukraine ngày càng tăng đối với thương mại quốc tế khi chiếm 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Về lâu dài, Việt Nam vẫn sẽ chịu một số tác động do hai quốc gia này có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng và năng lượng toàn cầu.

相关内容
推荐内容