Trực thăng của Hải quân Pháp truy đuổi con tàu của các đối tượng bị tình nghi là cướp biển ngoài khơi Somalia ngày 3-5-2009. Ảnh minh họa.
Công ty điều phối vận tải đường biển của Anh (UKMTO) tại Vịnh Aden xác nhận cướp biển đã sử dụng thuyền nhỏ để tiếp cận và tấn công chiếc tàu mang số hiệu OS35 vào ngày 8-4 vừa qua.
Sau khi nhận được tín hiệu cấp cứu,ốcvagraveẤnĐộphốihợpgiảicứutagraveubịcướpbiểntấty le keo trực tuyến 4 tàu hải quân Ấn Độ đã phản ứng và tiếp cận chiếc tàu chở hàng trên vào sáng 9/4.
Tàu Yulin thuộc hạm đội hộ tống số 25 của Trung Quốc cũng đã hướng về vị trí của tàu OS35 sau khi nhận được tín hiệu. Tiếp đó, được sự yểm trợ của trực thăng Hải quân Ấn Độ, một nhóm gồm 16 thành viên của lực lượng đặc nhiệm hải quân Trung Quốc đã lên tàu OS35 và giải cứu toàn bộ 19 thuỷ thủ người Philippines.
Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi hải tặc tấn công một thuyền buôn của Ấn Độ trên tuyến đường từ Dubai tới Bossaso.
Các chuyên gia cho rằng sau một thời gian yên ổn, các chủ tàu đã trở nên lơ là cảnh giác và sử dụng tuyến đường nằm giữa Somalia và đảo Socotra để tiết kiệm thời gian và chi phí bất chấp nguy cơ cướp biển.
Vùng biển ngoài khơi Somalia vốn là một trong những tuyến hàng hải tấp nập nhất thế giới với khoảng 20.000 lượt tàu thuyền qua lại mỗi năm, đồng thời bị coi là khu vực nguy hiểm nhất do cướp biển hoành hành.
Để đối phó cướp biển, các nước châu Âu đã triển khai nhiều chiến dịch chống nạn cướp biển như "Lá chắn đại dương" (Ocean Shield) hay Atalanta, nhờ đó số vụ cướp biển tấn công đã giảm mạnh trong những năm gần đây.