【tỷ số biti's】Doanh nghiệp XK gạo được "cởi trói"
“Khóc dở,ệpXKgạođượcampquotcởitrótỷ số biti's mếu dở”
XK gạo của Việt Nam khó khăn trong một thời gian dài, ngoài nguyên nhân đến từ việc thị trường giảm mua, gia tăng sản xuất dẫn tới nguồn cung lớn thì còn có một số nguyên nhân khác, trong đó có vấn đề chính sách. Một lãnh đạo Bộ Công Thương thừa nhận rằng, trong những năm vừa qua, một loạt các chính sách được ban hành tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hành vi của các chủ thể trên thị trường lúa gạo. Tuy nhiên, các chính sách được thiết kế cũng bộc lộ nhiều bất cập và không đạt được kết quả như kỳ vọng, trong đó có quy định về điều kiện thương nhân kinh doanh XK gạo...
Nhiều DN XK gạo thời gian qua đã “khóc dở, mếu dở” khi Bộ Công Thương đưa ra Quyết định 6139/QĐ-BCT về quy hoạch thương nhân kinh doanh XK gạo căn cứ trên Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh XK gạo và một số nghị định khác. Quyết định 6139 đã khống chế tối đa chỉ 150 DN đầu mối XK gạo; quy định địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh XK gạo tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quy định tiêu chí thành tích XK gạo. Theo Quyết định 6139, ngay lập tức thị trường gạo đã thu hẹp từ hơn 200 đầu mối XK xuống còn 150 đầu mối.
Trên thực tế, thời điểm XK gạo những năm 2010 bị rối loạn, nhiều DN nhao ra thị trường, thậm chí chính DN Việt Nam cạnh tranh nhau trên thị trường thế giới. Nếu xét trên phương diện này thì việc khống chế đầu mối XK của Bộ Công Thương là có cơ sở. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập thì điều kiện này vô hình trung lại gây khó khăn, hạn chế sự phát triển của DN. Thực tế diễn ra với Công ty CP TM SX Viễn Phú ở Cà Mau hay DN tư nhân Cỏ May ở Đồng Tháp là minh chứng rõ nhất.
Với DN tư nhân Cỏ May, những điều kiện như phải có kho chứa khổng lồ, nhà máy công suất lớn… đang là trở ngại lớn, quá sức đối với những công ty gạo quy mô nhỏ và vừa. Do vậy, DN này đã phải ủy thác XK qua một công ty lớn tại Cần Thơ. Song, điều đáng nói là khi ủy thác cho DN khác thì DN tư nhân Cỏ May phải trả chi phí ủy thác 40 đồng/kg cho đơn vị được ủy thác. Ngoài ra, để đảm bảo thương hiệu gạo đến tận tay người tiêu dùng nước ngoài, DN này còn phải lập công ty ở Singapore để nhập chính gạo của Cỏ May qua đơn vị được ủy thác. Như vậy, DN này đang phải đi đường vòng, chấp nhận trả nhiều chi phí, giảm lợi nhuận và nhiều rủi ro khác để XK sản phẩm gạo mang thương hiệu của mình. Trong khi đó, nếu được XK gạo trực tiếp thì không phải tốn những khoản chi phí trên.
Trường hợp của Công ty CP TM SX Viễn Phú cũng không khá hơn. Theo chia sẻ của lãnh đạo DN này, thương hiệu gạo hữu cơ Hoa Sữa của Viễn Phú cũng gặp không ít khó khăn khi không thể vượt qua “cửa ải” điều kiện để được cấp phép XK. Chính vì vậy, có thời điểm công ty ký được hợp đồng có giá trị lớn xuất gạo hữu cơ sang Nga nhưng không xin được giấy phép XK.
DN được “giải cứu”
Những khó khăn của DN đã được Bộ Công Thương tiếp thu khi bộ này đã có công văn số 8768/BCT-XNK kiến nghị Chính phủ xem xét, cho phép bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo ban hành kèm theo Quyết định số 6139/QĐ-BCT hồi tháng 9-2016. Sau đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo Bộ Công Thương xem xét việc bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh XK gạo.
Với cam kết “ngành Công Thương sẽ đi đầu trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính”, chiều muộn ngày 4-1-2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký bãi bỏ Quyết định số 6139/QĐ-BCT. Bộ Công Thương cho rằng, việc bãi bỏ các tiêu chí, điều kiện này nhằm loại bỏ các quy định điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2014, đảm bảo tính minh bạch của thể chế, môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN yên tâm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh XK gạo, tăng cường tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân. Thêm vào đó, trong bối cảnh tình hình thị trường XK gạo khó khăn, cạnh tranh gay gắt, việc bãi bỏ quy định này góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy XK gạo.
Bình luận về quyết định này của Bộ Công Thương, ông Phạm Tất Thắng, cố vấn cao cấp Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, việc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh XK gạo là cần thiết. Thực tế những khó khăn nêu trên của đại diện một vài DN đã cho thấy điều đó là hợp tình hợp lý. “Đây là một quyết định sáng suốt nhưng vẫn chưa đủ”, ông Thắng chia sẻ và nói thêm rằng, cần xây dựng thêm những quy định khác để tạo ra sự liên kết giữa người nông dân, DN, hệ thống phân phối để có được gạo chất lượng cao XK vào các thị trường, phục vụ cho từng đối tượng cụ thể và để có thương hiệu gạo XK trong tương lai”.
Đồng tình với ý kiến trên, là người trực tiếp có chuyến công tác (vào tháng 11-2016) để học tập kinh nghiệm Campuchia về xây dựng thương hiệu gạo, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Võ Tòng Xuân cũng cho rằng, việc thay đổi chính sách như việc bãi bỏ các quy định trong Quyết định 6139 trong thời điểm hiện nay là đúng đắn.
Dẫn chứng từ việc xây dựng thương hiệu gạo của Campuchia, ông Thắng cho hay, đây là một hiện tượng mà chúng ta cần học tập. Cách đây nhiều năm, Việt Nam còn cử người sang Campuchia để giúp Campuchia trồng lúa nước. Nhưng chỉ sau đó mấy năm Campuchia đã thành danh trong lĩnh vực XK gạo khi đã xây dựng được những thương hiệu gạo nổi tiếng. “Điều này thể hiện họ tiến lên còn chúng ta thì thụt lùi. Việt Nam xếp thứ 2, thứ 3 về XK gạo nhưng lại tụt hậu so với Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia. Hiện nay, gạo của chúng ta XK không có thương hiệu. Một số DN nhỏ chọn được những loại gạo giá trị nhưng không được ưu ái, hỗ trợ nên DN rơi vào tình thế “đơn thương độc mã”. Người nông dân vẫn là người nghèo nhất, không thể sống bằng chính hạt gạo do mình làm ra”, vị chuyên gia này ngậm ngùi chia sẻ.