【kết quả bóng đá cúp c1 mới nhất】Cuộc khủng hoảng Nga
Tổng thống Vladimir Putin: Nga không có kế hoạch chiếm đóng lãnh thổ Ukraine | |
Nga thông tin thêm về việc triển khai lực lượng tới miền Đông Ukraine | |
Ukraine - ngã ba đường của cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu |
Căng thẳng Nga-Ukraine khiến giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng. |
Trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine leo thang, các ngân hàng trung ương cũng đã cảnh báo về nguy cơ lạm phát cao kéo dài. Căng thẳng hiện nay được dự báo sẽ đẩy giá dầu và khí đốt lên cao và tiếp tục làm chậm quá trình phục hồi kinh tế, đặc biệt là ở châu Âu, dẫn đến lo ngại gia tăng về diễn biến lạm phát, đồng thời làm trầm trọng thêm vấn đề nan giải về thời điểm thắt chặt chính sách tiền tệ.
Chuyên gia Daniela Ordonez tại cơ quan nghiên cứu Oxford Economics lưu ý rằng mặc dù cuộc khủng hoảng Ukraine là phép thử đối với sự lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế, các cuộc khảo sát cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng toàn cầu của tập đoàn Citi Nathan Sheets cảnh báo leo thang căng thẳng có thể nhanh chóng ảnh hưởng tới tâm lý lạc quan này. Một cuộc xung đột trên toàn Ukraine sẽ làm suy yếu triển vọng về con đường phục hồi kinh tế suôn sẻ khi áp lực lạm phát đang làm suy giảm thu nhập của các hộ gia đình.
Các nhà kinh tế tin rằng mối đe dọa ngay lập tức đối với kinh tế toàn cầu từ các lệnh trừng phạt gia tăng sẽ chỉ là hạn chế. Tuy nhiên, tác động gián tiếp của các hành động của Nga đối với giá dầu và khí đốt toàn cầu có nguy cơ lớn hơn rất nhiều. Trong phiên giao dịch sáng 24/2 (giờ Việt Nam), giá dầu đã vượt mốc 100 USD/thùng. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ước tính nếu nguồn cung khí đốt từ Nga bị gián đoạn, tỷ lệ thiếu hụt khí đốt ở mức 10% có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm 0,7%, với những tác động rõ rệt nhất ở các nước có ngành điện và khí đốt lớn và các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào khí đốt.
Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới. Do phần lớn châu Âu phụ thuộc vào khí đốt và than nhiệt của Nga, nhà phân tích Matthew Hope của Credit Suisse cảnh báo, nếu xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu bị cắt giảm bởi một trong hai bên, sản xuất công nghiệp sẽ chậm lại đáng kể và gây ra mối đe dọa của một cuộc suy thoái toàn cầu.
Viễn cảnh về kịch bản căng thẳng ở châu Âu đến vào thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu. Chi phí điện năng tăng cao đã khiến lạm phát tăng cao hơn, làm phức tạp thêm sự phục hồi sau đại dịch và buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất.
Nhà kinh tế trưởng của AMP Capital, Shane Oliver đánh giá, khi Nga tấn công Ukraine, các lệnh trừng phạt sẽ được tăng cường, làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu. Dự báo, giá cổ phiếu có thể sẽ giảm thêm 10% và thị trường sẽ mất khoảng 6 tháng để phục hồi.
Tuy nhiên, nếu các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia vào việc này, thị trường cổ phiếu có thể giảm tới 1/5. Bên cạnh đó, bà Helena Croft, Giám đốc chiến lược hàng hóa toàn cầu của RBC Capital, cho rằng nguy cơ lạm phát giá thực phẩm xuất phát từ cuộc xung đột cũng sẽ nghiêm trọng do Nga và Ukraine chiếm tổng số 1/4 lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu. Riêng Ukraine chiếm 13% lượng ngô xuất khẩu toàn cầu.