Giá cà phê liên tục thiết lập các kỷ lục mới,ậpđỉnhận định leed đem lại niềm vui cho bà con nông dân. Thế nhưng, bên cạnh đó còn không ít nỗi lo. Giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên đã cán mốc lịch sử hơn 100.000 đồng/kg. Giá cà phê liên tục thiết lập các kỷ lục mới, đem lại niềm vui cho bà con nông dân. Thế nhưng, bên cạnh đó còn không ít nỗi lo. Nguyên nhân là bởi năm nay khô hạn nên dự báo cà phê sẽ sụt giảm về sản lượng. Trong khi đó, do giá cà phê tăng cao, nông dân có tâm lý chưa muốn bán ra. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp khó thu mua đủ nguyên liệu. Nguy cơ thiếu nguồn cung cà phê cho xuất khẩu đang hiện hữu. Là đơn vị xuất khẩu cà phê lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, chỉ riêng tháng 3 vừa qua, công ty đã xuất khẩu trên 19.000 tấn cà phê nhân, cao nhất trong những năm qua. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo doanh nghiệp, tổng sản lượng xuất khẩu năm nay sẽ thấp hơn năm trước khoảng 10% vì thiếu hụt nguồn cung. Ông Lê Đức Huy - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất Nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk cho biết: "Trong những tháng vừa qua giá tăng nhanh, mạnh trong thời gian ngắn dẫn đến một số thời điểm cũng đứt gãy chuỗi cung ứng. Một số nhà cung ứng không thể gom kịp hàng và giao cho nhà xuất khẩu, nên nhà xuất khẩu cần phải mua lại bù các đơn hàng đó. Cơ bản là do sản lượng thiếu hụt, nên tổng sản lượng kinh doanh của công ty năm nay sẽ không đạt kế hoạch". Nhiều doanh nghiệp đã chủ động thu gom từ trước và tập trung vào chế biến sâu để nâng cao giá trị Để ứng phó với tình trạng khan hàng, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thu gom từ trước và tập trung vào chế biến sâu để nâng cao giá trị. Để đảm bảo sản xuất và nguồn hàng xuất khẩu, giải pháp được đưa ra là hoàn thiện, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực chế biến sâu và đa dạng thêm các sản phẩm thương mại. Ông Nguyễn Xuân Lợi - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển An Thái, Đắk Lắk chia sẻ: "Có những kế hoạch ứng phó phù hợp, thứ hai là tăng cường liên doanh liên kết và hợp tác với nhau để tạo thành chuỗi, ổn định nguồn cung và đảm bảo ổn định về mặt chất lượng". Ông Bạch Thanh Tuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam nhận định: "Để đáp ứng được yêu cầu của các bên xuất khẩu, nhập khẩu thì tất cả các bên liên quan trong đó có đối tượng là người trực tiếp sản xuất. Không những chúng ta sản xuất tạo giá trị, mà phải có trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ uy tín, thương hiệu Quốc gia, cũng như trách nhiệm phát triển lâu dài". Theo Hiệp hội Cà Phê - Ca Cao Việt Nam, niên vụ 2023- 2024 sản lượng cà phê sẽ giảm xuống còn khoảng 1,6- 1,7 triệu tấn, thấp hơn khoảng 10% so với niên vụ trước. Theo VTV.vn |