【kqbd nurnberg】Nhật trở lại vị trí nhà đầu tư lớn nhất của VN

nbspnhat tro lai vi tri nha dau tu lon nhat cua vn

Sản xuất của một doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam - Ảnh minh họa: Quốc Hùng.

Tính từ đầu năm 2017 đến ngày 20-6 rồi,ậttrởlạivịtrínhàđầutưlớnnhấtcủkqbd nurnberg ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,72 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo số liệu mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ đầu năm đến ngày 20/6, cả nước có 1.183 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 11,83 tỉ đô la Mỹ, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm ngoái và có 549 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 5,14 tỉ đô la Mỹ, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, cùng thời gian trên cả nước có hơn 2.500 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 2,24 tỉ đô la Mỹ, tăng 97,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung trong gần 6 tháng đầu năm nay, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 19,22 tỉ đô la Mỹ, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điểm đáng trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cam kết vào nước ta trong 6 tháng đầu năm nay có sự thay đổi về vị trí, trong đó, Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư cam kết đạt 5,08 tỉ đô la Mỹ, chiếm 26,45% tổng vốn đầu tư.

Như vậy ở thời điểm này nhà đầu tư xứ mặt trời mọc tạm dẫn đầu nguồn vốn FDI cam kết vào nước ta, soán ngôi vị trí này của nhà đầu tư Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,95 tỉ đô la Mỹ, chiếm 25,79% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,48 tỉ đô la Mỹ, chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư.

Nhật Bản luôn là nhà đầu tư dẫn đầu cam kết số vốn lớn vào nước ta trong những năm trước 2012. Mặc dù số dự án đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm qua tiếp tục tăng cao nhưng do số vốn đăng ký đầu tư mỗi dự án thấp, chủ yếu là những dự án của doanh nghiệp nhỏ và vừa nên không sánh được các dự án hàng tỉ đô la Mỹ của các doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó đáng chú ý là các dự án đầu tư của Samsung, Samsung Display, LG,...

Do đó, hơn 4 năm qua vị trí dẫn đầu này đã thuộc về nhà đầu tư xứ kim chi với làn sóng đầu tư Hàn vào Việt Nam được xem là “hiện tượng” khi số vốn cam kết của các doanh nghiệp nước thuộc vùng Đông Bắc Á này luôn đứng đầu nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việc soán ngôi Hàn Quốc lấy lại vị trí dẫn đầu nguồn vốn cam kết đầu tư vào Việt Nam của doanh nghiệp Nhật Bản theo giới phân tích cho thấy doanh nghiệp Nhật Bản đã nhìn thấy những cơ hội và tiềm năng lớn cũng như những cải cách trong việc mở cửa thu hút đầu tư của Việt Nam.

Sự kỳ vọng về nguồn vốn đầu tư Nhật Bản sẽ tăng cao vào Việt Nam trong thời gian tới được dự báo là sẽ tiếp tục sau chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Nhật Bản vào đầu tháng 6 rồi và khoảng 22 tỉ đô la Mỹ đã được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào ngày 5-6. Đây là sự kiện có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về số lượng người tham gia, số dự án được trao giấy phép với sự tham dự khoảng 1.600 đại biểu, doanh nghiệp, trong đó có 200 đại biểu doanh nghiệp Việt Nam.

Tại hội nghị trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe cùng khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ, ủng hộ các hoạt động đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, theo Chinhphu.vn.

Các doanh nghiệp Nhật Bản đã kiến nghị Chính phủ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực, nhất là có nguồn lao động quản lý chất lượng cao, biết tiếng Nhật; tiếp tục có các chính sách thông thoáng hơn như quy định về nhập khẩu thiết bị, giới hạn diện tích xây dựng đối với bãi trông giữ xe hay chính sách phát triển công nghiệp ô tô…

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, Chính phủ Việt Nam ghi nhận và sẽ xem xét thỏa đáng, kịp thời đối với nhiều kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình xây dựng chính sách trong thời gian tới.

Thủ tướng khẳng định, tiềm năng hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong giai đoạn tới là vô hạn và bày tỏ hy vọng sẽ có làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam.

nbspnhat tro lai vi tri nha dau tu lon nhat cua vn

Thương hiệu bán lẻ Nhật Bản tăng cường vào thị trường Việt Nam. Trong ảnh là cửa hàng tiện lợi đầu tiên của 7-Eleven khai trương ở TPHCM thu hút nhiều khách hàng -Ảnh: Quốc Hùng.

Trước đó những khảo sát về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Nhật Bản cũng cho thấy có nhiều thuận lợi cho Việt Nam để thu hút nguồn vốn và kỹ thuật của doanh nghiệp nước này. Cụ thể trước đó, theo báo khảo sát hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài trong tài khóa 2016 (kết thúc ngày 31/3) do Chủ tịch JETRO Hiroyuki Ishige công bố, có 7,6% doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến xuất khẩu quan trọng nhất, xếp thứ ba sau Trung Quốc (19,8%) và Mỹ (15,5%).

Điều đáng lưu ý là số doanh nghiêp Nhật Bản chọn Việt Nam tăng mạnh so với mức 3% doanh nghiệp nước này chọn Việt Nam trong cuộc khảo sát được thực hiện trong tài khóa 2012. Tổ chức xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) cho biết, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam đã tăng trong năm thứ hai liên tiếp, từ mức 32,4% lên 34,1%.

Với kết quả này, Việt Nam được xếp trong nhóm ba điểm đến đầu tư có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động nhất.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là điểm đầu tư mà các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng tăng cường các chức năng cơ bản phục vụ cho hoạt động bán hàng và sản xuất. Trong danh sách các điểm đầu tư mà doanh nghiệp Nhật Bản muốn đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng cao, vị trí của Việt Nam đã được cải thiện từ thứ 4 lên thứ 3.

Theo JETRO, các doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu ra ba thuận lợi khi đầu tư vào Việt Nam, trong đó thuận lợi đầu tiên là Việt Nam có nền chính trị và xã hội ổn định; kế đến là thị trường quy mô, tiềm năng tăng trưởng và ưu điểm khác là chi phí nhân công rẻ.

Nhận định trên hoàn toàn trùng khớp với khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương năm 2016 do JETRO thực hiện và công bố vào ngày 14-2. Theo ông Takimoto Koji, Trưởng đại diện JETRO tại TPHCM, khảo sát cho thấy có đến 66,6% số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được khảo sát cho biết có xu hướng muốn mở rộng hoạt động kinh doanh - là tỷ lệ cao nhất so với các doanh nghiệp Nhật đang đầu tư ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Đây là năm thứ hai liên tiếp khảo sát cho thấy doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có xu hướng muốn mở rộng hoạt động kinh doanh nhiều nhất.

Nhận định về lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhật Bản tập trung đầu tư tại Việt Nam, theo JETRO xu hướng đầu tư mới trong giai đoạn 2015 - 2016 cho thấy có sự tăng trưởng trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ, khách sạn, nhà hàng và xây dựng.

Theo lĩnh vực đầu tư, trong 6 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 9,48 tỉ đô la Mỹ, chiếm 49,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,25 tỉ đô la Mỹ, chiếm 27,34% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,28 tỉ đô la Mỹ, chiếm 6,68% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Cúp C2
上一篇:Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
下一篇:85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025