您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【schalke 04 xuống hạng】Chậm gỡ “thẻ vàng” IUU, tổn thất nhiều triệu USD

Nhà cái uy tín148人已围观

简介Việt Nam đang đi đúng hướng để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị tháo gỡ vướng ...

Việt Nam đang đi đúng hướng để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong gỡ thẻ vàng IUU Giải pháp căn cơ để gỡ “thẻ vàng” IUU
Chậm gỡ “thẻ vàng” IUU, tổn thất nhiều triệu USD
Không gỡ được "thẻ vàng", xuất khẩu hải sản vào EU sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng thời gian tới. Ảnh: NT.

4 khuyến nghị

“Thẻ vàng” IUU của EC đã khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này sụt giảm liên tục từ năm 2017 đến nay. So sánh kết quả xuất khẩu 2017-2019, sau 2 năm chịu tác động từ “thẻ vàng” IUU, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giảm 12%, tương đương 183,5 triệu USD. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản giảm trên 10% sau 2 năm, tương đương giảm 43 triệu USD, trong đó, bạch tuộc giảm mạnh nhất 37%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 11%, cá ngừ giảm gần 2%, cua giảm 11%. Xuất khẩu các sản phẩm nuôi trồng sang EU cũng giảm 13% từ năm 2017 đến năm 2019.

Xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt do bị tác động kép bởi dịch Covid-19, “thẻ vàng” IUU và Brexit, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này giảm 5,7% so với năm 2019, chỉ đạt 959 triệu USD. Đến năm 2022 – tức là sau 5 năm, tỉ trọng xuất khẩu hải sản sang thị trường EU đã giảm còn 9,4%. Kể từ năm 2019, EU đã tụt từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Đáng chú ý, thủy sản Việt Nam còn đứng trước nguy cơ mất thị trường EU trong trường hợp ngành hải sản khai thác Việt Nam bị EC phạt “thẻ đỏ”, nếu không có các giải pháp và hành động quyết liệt để tuân thủ các quy định chống khai thác IUU.

Dự kiến tháng 10/2023, Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tiến hành đánh giá lần thứ 4 về thực hiện các biện pháp mạnh chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của Việt Nam. Đây là cũng là thời điểm tròn 6 năm EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với thủy sản khai thác của Việt Nam.

Để gỡ được “Thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam, thanh tra của EC đã khuyến nghị 4 nội dung mà Việt Nam cần thực hiện. Thứ nhất là hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đánh bắt thủy sản; thứ hai là quản lý và giám sát đội tàu; thứ ba là truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác và cuối cùng là việc xử lý vi phạm hành chính.

Đến nay, sau 6 năm kể từ khi bị áp “thẻ vàng”, vẫn còn nhiều địa phương không nghiêm túc trong thực hiện nội dung truy xuất nguồn gốc thủy sản, thậm chí buông lỏng việc xử lý vi phạm.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, việc hải sản Việt Nam bị “thẻ vàng” IUU khiến việc xuất khẩu bị tác động lớn, với việc kiểm soát 100% lô hàng, thời gian thông quan kéo dài 2 – 3 tuần khiến đội chi phí. Không chỉ thị trường EU, hiện Nhật Bản cũng đã đề cập vấn đề này, Hoa Kỳ cũng điều trần và chúng ta cũng đã phải giải trình. Không những thế còn ảnh hưởng đến vị thế của hải sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Để tháo gỡ được “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam, về cơ bản, Việt Nam đã hoàn thiện hành lang pháp lý về các biện pháp mạnh chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã hoàn thiện khung pháp lý như rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Thủy sản năm 2017 và 2 nghị định, 8 thông tư. Các văn bản quy phạm pháp luật này đã định hướng ngành khai thác thủy sản phát triển một cách bền vững, có trách nhiệm đồng thời đáp ứng các quy định của quốc tế cũng như của EC.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2023 vẫn còn tình trạng tàu cá của địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài. “Hiện nay, để gỡ ‘thẻ vàng’ EC đối với thủy sản, nước ta phải giảm sản lượng khai thác biển, nhưng để phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống ngư dân, giá trị hải sản phải được nâng lên. Vì vậy, không có cách nào khác là phải nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác và nâng giá trị chế biến; các địa phương phải tiếp tục rà soát để phát triển đội tàu và giám sát đánh bắt theo vùng biển được quy hoạch...”, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh.

Để chuẩn bị tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của EC đạt kết quả tốt nhất, quyết tâm gỡ cảnh báo “thẻ vàng” IUU, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và hướng dẫn của bộ về IUU (chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định). Các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; điều tra, xác minh, xử lý triệt để tình trạng môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Cùng với đó, thực hiện nghiêm công tác quản lý tàu cá để sàng lọc, phân loại đảm bảo theo dõi, giám sát được toàn bộ hoạt động của đội tàu, xử lý theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm; đặc biệt các tàu cá “3 không”.

Kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng, tàu cá xuất, nhập bến tại các đồn, trạm biên phòng; thực hiện đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, cập nhật đầy đủ số liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase); ngăn chặn, xử lý nghiêm tàu cá không đủ điều kiện, đặc biệt là tàu cá không tuân thủ quy định về VMS tham gia hoạt động khai thác thủy sản. Thực hiện xác nhận và chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác đảm bảo tính pháp lý; tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy sản khai thác để chế biến, xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Đồng thời, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về hành chính, hình sự đối với các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, hợp thức hóa hồ sơ lô hàng xuất khẩu; đảm bảo 100% tàu cá cập cảng chỉ định, giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác tại địa phương. Và yêu cầu địa phương mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; đặc biệt tập trung xử lý nghiêm, triệt để các trường hợp vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài,...

Tags:

相关文章