Tôi hay ghé hàng trái cây của dì,ônbáncũngtùyngườsố liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia slovakia gặp đội tuyển bồ đào nha không hẳn vì tươi ngon, mà còn bởi quý cái tâm, sự chân chất của dì. Từ khi mua hàng của dì đến nay đã hơn chục năm, tôi chưa bao giờ thấy dì nói thách. Bán bao nhiêu nói bấy nhiêu. Ai mà trả giá có khi còn bị đuổi. Thành ra những khách hàng của dì có vẻ như cũng đã quen với chuyện đó, nên có người đùa hạ bớt một hai giá liền bị dì mắng. Ấy thế mà tôi chưa thấy ai giận dì bao giờ, bởi ai cũng rõ, giá các loại trái cây dì bán ít nhất là ngang hoặc rẻ hơn các quầy hàng trong chợ. Điều đặc biệt hơn nữa giúp dì giữ chân khách hàng là luôn luôn cân đúng, đủ và “già” hơn. Dì bảo làm thế để khách hàng thấy mình buôn bán thật, không gian dối, ai không tin có thể cân đối chứng ở cổng chính phía trước chợ. Có người đã đến đó cân đối chứng và họ hài lòng vì đúng như lời dì nói, chỉ có dư chứ không thiếu.
Tôi quý dì chính là ở chỗ đó. Thật ra, buôn bán cũng tùy người. Người có tâm sẽ luôn chọn cách đưa sản phẩm tốt nhất, chất lượng nhất đến khách hàng. Ngược lại cũng có người mua gian, bán dối. Khách hàng cũng vậy. Cũng năm bảy kiểu. Có người mua dễ, nhưng có người cũng “kén cá, chọn canh”. Nhưng kiểu gì thì kiểu, tôi cũng khó chấp nhận cách mua bán lừa lọc, gian dối, nhất là cân thiếu, cân điêu.
Có hôm tôi đi chợ B., ghé vào quầy trái cây trước chợ hỏi mua xoài cát, người bán nói giá 40.000 đồng/kg. Tôi không trả giá mà chỉ bảo lấy cho mình 3kg. Trả tiền xong cầm về nhà, mẹ thấy hỏi mua mấy kg, bao nhiêu tiền? Khi tôi bảo mua 3kg thì với kinh nghiệm mấy mươi năm buôn bán ở chợ, mẹ bảo chắc chắn họ cân thiếu. Quả thật, khi cân đối chứng thì chỉ được 2,7kg. Thật ra, thiếu một vài lạng nó không là gì, nhưng cứ tức anh ách kiểu như mình bị lừa. Định bụng phải quay lại nói với bà chủ quán, song đắn đo một hồi tôi bỏ ý định, bởi biết mình thế nào cũng thua lý. Song, kể từ đó, tôi không bao giờ ghé lại quầy trái cây đó nữa.
Lần khác thì tôi mua cua. Không phải bị cân thiếu nhưng lại mua nhầm cua chết. Mà một khi cua đã chết thì chỉ có vứt bỏ. Đó là chưa nói khi cua chết, vi khuẩn xâm nhập nhanh có thể sinh ra một số độc tố gây ngộ độc, nhẹ thì dị ứng, nặng có khi còn nguy hiểm đến tính mạng. Biết là thế, nhưng lúc đó tôi vẫn chưa biết cách phân biệt cua sống với cua chết nên đã cẩn thận hỏi người bán. Thế nhưng, khi vừa rời đi đã nghe tiếng cười đằng sau. Ngoảnh lại thì thấy hai bà bán cua lờ đi chỗ khác. Lúc đó, tôi đã đoán được mình bị lừa. Quả vậy, khi mang cua về nhà, mẹ bảo sao không thử sờ vào mắt nó xem nó có thụt vào bên trong không hoặc sờ vào càng nếu cua còn sống, nó sẽ phản ứng. Kinh nghiệm từ lần mua cua đó giúp tôi không mua phải cua chết và cũng “từ” luôn hàng bà bán cua nọ.
Thế nhưng, không phải người bán hàng nào cũng vậy. Tôi cũng gặp rất nhiều người bán hàng tốt tính, họ sẵn sàng lựa quả, củ, tôm cá… ngon nhất cho mình. Có lúc còn được tặng thêm vài trái ớt tươi, ít cây hành... Lúc thì có cá, tôm tươi ngon, người ta ưu tiên gọi điện để phần cho. Vậy mới nói, buôn bán cũng tùy người. Và tôi cũng tin, rằng người tốt, tử tế, bán hàng có tâm không thiếu, miễn là người mua cũng đừng quá khó tính, khắt khe.
Hồng Tâm