您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【nha cai tv】Ưu tiên xúc tiến xuất khẩu qua thương mại điện tử 正文

【nha cai tv】Ưu tiên xúc tiến xuất khẩu qua thương mại điện tử

时间:2025-01-11 02:31:29 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Việt Nam xuất khẩu khoảng 1 tỷ đôi giày mỗi nămTPHCM: Xúc tiến xuất khẩu sẽ tập trung vào thị trường nha cai tv

uu tien xuc tien xuat khau qua thuong mai dien tuViệt Nam xuất khẩu khoảng 1 tỷ đôi giày mỗi năm
uu tien xuc tien xuat khau qua thuong mai dien tuTPHCM: Xúc tiến xuất khẩu sẽ tập trung vào thị trường trọng điểm
uu tien xuc tien xuat khau qua thuong mai dien tuXúc tiến xuất khẩu không được ôm đồm
uu tien xuc tien xuat khau qua thuong mai dien tuTìm giải pháp xúc tiến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
uu tien xuc tien xuat khau qua thuong mai dien tu
Ông Vũ Bá Phú.

Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại đến tăng trưởng XK hàng hoá của Việt Nam thời gian qua?Ưutiênxúctiếnxuấtkhẩuquathươngmạiđiệntửnha cai tv

Xúc tiến thương mại trong những năm gần đây có khá nhiều hoạt động, từ hoạt động của Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đến Chương trình Thương hiệu quốc gia cũng như các hoạt động khác hỗ trợ nâng cao năng lực, cung cấp thông tin cho DN. Tất cả đã góp phần hiệu quả gia tăng kim ngạch XK cho DN Việt Nam, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ với hoàn cảnh nguồn lực hạn chế.

Trong suốt những năm qua, mỗi năm có hàng nghìn khoá đào tạo cho DN vừa và nhỏ trên cả nước về nâng cao năng lực cho DN, về phát triển sản phẩm, phát triển mẫu mã, thương hiệu. Tương tự, hàng năm cũng có vài trăm khoá đào tạo trên khắp cả nước về cung cấp kỹ năng xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường cho DN. Với hội chợ, triển lãm nước ngoài, nguồn lực hỗ trợ từ Chính phủ lên tới hàng trăm tỷ đồng/năm. Ngoài ra, phần xã hội hoá, vốn góp từ phía DN còn nhiều gấp 3-4 lần con số hỗ trợ từ nguồn lực Chính phủ. Tính chung, tổng kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại khoảng 400-500 tỷ đồng/năm, song đã tạo ra mức kim ngạch tăng trưởng XK khoảng 10%/năm trong suốt thời gian qua. Như vậy có thể đánh giá hoạt động khá hiệu quả.

Có những quan điểm cho rằng, hình thức xúc tiến thương mại thông qua việc tham gia hội chợ chưa thực sự hiệu quả. Thậm chí, DN tham gia hội chợ như đi chơi. Ông bình luận gì về điều này?

Đây là nhận xét chưa toàn diện, thấu đáo. Mỗi năm, trong khung khổ của hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia, các DN, hiệp hội được tham dự khoảng vài chục hội chợ trên khắp thế giới từ hỗ trợ kinh phí của Chính phủ. Những DN tham gia hội chợ này đều qua quá trình lựa chọn, kiểm soát, có những tiêu chí rất gắt gao từ phía Bộ Công Thương. Ví dụ như, DN phải có kim ngạch XK ra sao, có cán bộ giao tiếp được tiếng Anh như thế nào, có cán bộ kinh doanh giỏi... Tôi khẳng định, không có DN nào tham dự hội chợ trong khung khổ của Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia đi hội chợ như đi chơi.

Bên cạnh đó, khi tham gia hội chợ dù chưa thống kê được có bao nhiêu hợp đồng ký ngay tại hội chợ nhưng tham gia hội chợ cũng là quá trình để DN tiếp cận thị trường, khách hàng, giới thiệu sản phẩm. DN mở ra cơ hội ký được hợp đồng với đối tác. Có DN tham dự hội chợ đã báo cáo rằng DN chỉ cần tham dự hội chợ là có đơn hàng cho cả năm sau đó.

Nhiều chuyên gia đánh giá chi phí cho xúc tiến thương mại của Việt Nam hiện chưa tương xứng với tiềm năng XK? Quan điểm của ông như thế nào?

So với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, kinh phí mà ngân sách nhà nước dành cho hoạt động xúc tiến thương mại rất thấp. Cụ thể, từ nhiều năm qua, kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam bằng khoảng 0,011% so với các nước như Thái Lan, Malaysia. Với Hàn Quốc, Nhật Bản, mức kinh phí còn kém xa tới vài trăm lần. Điều này xuất phát từ thực tiễn nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hạn chế so với nền kinh tế khác, đặc biệt là với nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc. Để hoạt động xúc tiến thương mại có thể hỗ trợ tốt hơn nữa các DN, hiệp hội, thời gian tới cần sự cải thiện, dành thêm nguồn ngân sách của Chính phủ cho hoạt động xúc tiến thương mại.

Xin ông cho biết, thời gian tới, chương trình xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến XK sẽ chú trọng vào những nội dung, vấn đề gì?

Việt Nam tham gia rất nhiều FTA thế hệ mới. Để tận dụng tối đa những lợi ích từ các FTA cũng như vượt qua được thách thức của thương mại toàn cầu, phát triển XK bền vững, thời gian tới hoạt động xúc tiến thương mại cần có một số định hướng cho phù hợp.

Thứ nhất, đẩy mạnh ứng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong xúc tiến XK.

Thứ hai, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến XK, chú trọng tìm kiếm đối tác cho các hiệp hội, DN trong nước, nhất là các DN vừa và nhỏ. Bởi trong bối cảnh toàn cầu, đối tác thương mại sẽ quan trọng hơn thị trường. Đối tác có thể đầu tư vào thị trường này ngày hôm nay nhưng ngày mai có thể rút ra và đầu tư vào thị trường khác. Thời gian tới, chúng tôi sẽ chú trọng vào việc hỗ trợ các DN vừa và nhỏ, hiệp hội trong việc duy trì kết nối bền vững với các đối tác thương mại.

Thứ ba, định hướng xúc tiến thương mại thời gian tới còn là cải thiện hệ thống thông tin tư vấn về thị trường cho các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, làm sao tạo ra kênh thông tin thông suốt giữa các thương vụ của Việt Nam, các cơ quan đại diện của Việt Nam trên thị trường thế giới với Cục Xúc tiến thương mại và Cục Xuất nhập khẩu trong nước, các Trung tâm xúc tiến thương mại của các địa phương, tỉnh, thành phố trên cả nước và với cả các hiệp hội, DN. Mục đích là có được hệ thống thông tin về cơ hội thị trường thông suốt, cung cấp cho DN một cách hiệu quả nhất.

Thứ tư, trong khung khổ của Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, chúng tôi sẽ phải có những thay đổi, tìm ra những trọng tâm, trọng điểm, tìm ra những hoạt động thực sự mang tầm cỡ quốc gia để hỗ trợ diện rộng cho các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Hỗ trợ xúc tiến thương mại gắn với những hoạt động như xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của DN trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Bởi thông qua việc xây dựng, phát triển, bảo vệ thương hiệu, DN mới có giá trị, có cơ hội gia tăng giá trị trên thị trường thế giới cũng như nội địa; đồng thời thông qua việc duy trì thương hiệu DN mới duy trì được kim ngạch XK bền vững.

Ông có thể phân tích rõ hơn về vai trò của xúc tiến XK thông qua thương mại điện tử trong bối cảnh hiện nay?

Xu hướng hiện nay, thương mại điện tử cũng như kỹ thuật số phát triển rất mạnh trong thương mại quốc tế. Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử cũng như thương mại số, kinh tế số dự kiến năm 2030 tăng gần 600 lần so với năm 2003. Vì vậy, thời gian tới xúc tiến XK thông qua môi trường thương mại điện tử cũng như kinh tế số là một trong những ưu tiên của Bộ Công Thương nhằm hỗ trợ DN.

Việc hỗ trợ được triển khai thông qua nâng cao kỹ năng, năng lực cho DN, nâng cao hiểu biết về xúc tiến thương mại, xúc tiến XK thông qua môi trường thương mại điện tử. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ về thương mại điện tử trên thế giới như Amazon, Alibaba, các công ty kỹ thuật số khác như Google… để các đơn vị này tới Việt Nam, có những hoạt động hợp tác với Bộ Công Thương và hỗ trợ cho các DN, đặc biệt là DN vừa và nhỏ. Điều này nhằm giúp DN có thể ứng dụng tốt nhất những công cụ của thương mại điện tử, công cụ của kinh tế số vào xúc tiến XK của DN trong thời gian tới.

Bên cạnh sự nỗ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước, ông có khuyến cáo gì cho các DN để khâu xúc tiến XK đạt được hiệu quả tốt hơn thời gian tới?

DN là đối tượng cần hết sức chủ động trong hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến XK vì Chính phủ không làm hết được. Chính phủ ngay trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia cũng không có chi phí để trang trải tất cả cho hoạt động xúc tiến thương mại. DN cần chia sẻ trước hết là chi phí, kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại với Chính phủ. Bên cạnh đó, DN cũng phải hết sức chủ động trong tìm kiếm thị trường, duy trì phát triển thương hiệu trên thị trường quốc tế, đảm bảo XK bền vững.

Xin cảm ơn ông!

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương: Cần thay đổi căn bản xúc tiến thương mại theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn

Những năm qua, cơ cấu hàng hóa XK của Việt Nam tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàng lượng XK thô, tăng XK sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu. Vị thế sản phẩm, nguồn cung sản phẩm của Việt Nam đang dần được khẳng định trên thị trường khu vực và thế giới.

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới với các đối tác lớn của Việt Nam như Hàn Quốc, EU, Liên minh kinh tế Á-Âu và gần đây là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2019 đã và đang tạo ra sức hút mới cho đầu tư nước ngoài và hoạt động ngoại thương, giúp DN có thêm năng lực sản xuất và thúc đẩy kinh doanh, XK. Tuy nhiên, để tận dụng và phát huy lợi thế cũng như các cơ hội từ các FTA đòi hỏi DN phải chủ động thích ứng, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm XK nhằm đáp ứng thị hiệu ngày càng cao của người tiêu dùng. Xúc tiến thương mại cần thay đổi căn bản xúc tiến thương mại theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Sự chủ động của DN là yếu tố then chốt thúc đẩy xuất khẩu

Trong XK hàng hóa, có những DN rất nhỏ nhưng đã len lỏi, tìm cách bán nông sản đến từng thị trường ở châu Âu, châu Phi. Tôi đánh giá cao sự chủ động và cho rằng đó là yếu tố then chốt để đẩy mạnh XK hàng hoá ra thị trường nước ngoài.

Vai trò của các hiệp hội cũng rất quan trọng trong dẫn dắt DN, có những việc hiệp hội làm trước để DN làm theo. Từ góc độ Nhà nước, vai trò là thiết lập môi trường, cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho DN. XK thời gian qua tăng trưởng tốt nhưng sắp tới phải hướng đến tăng trưởng bền vững, dựa trên giá trị đem lại. Cụ thể, có thể kim ngạch XK không tăng nhưng giá trị tăng lên.

Uyển Như (ghi)