“Danh hiệu” này có lẽ hiện đang thuộc về Ukraine,ơvỡnợCâuchuyệnkhôngchỉmìnhHyLạcap nhat ti so quốc gia đang chật vật đàm phán với các chủ nợ nước ngoài về khoản nợ 15 tỷ USD mà Ukraine cho biết không thể xoay xở được.
Theo cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s, 11 quốc gia, bao gồm Hy Lạp hiện đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Trên thế giới, sự bùng nổ tín dụng ở các thị trường mới nổi do lãi suất thấp ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đang đè nặng áp lực nên các quốc gia vay nợ.
Còn theo UBS, tín dụng quốc gia tại các thị trường mới nổi bắt đầu yếu đi từ năm 2013 và xu hướng này vẫn tiếp diễn trong năm nay nhờ vào sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, giá hàng hóa sụt giảm và chi phí vay USD cao hơn.
Số lượng các quốc gia đang đối mặt với mất cân bằng nợ đã gia tăng nhanh chóng, theo Maarten-Jan Bakkum, chuyên gia về thị trường mới nổi của NN Investment Partners, làm gia tăng thêm mối lo ngại của các nhà đầu tư trái phiếu chính là bất ổn chính trị ở rất nhiều quốc gia mới nổi.
“Chỉ số rủi ro quốc gia sẽ tiếp tục xấu đi trong một vài tháng tới”, Kevin Daly từ công ty quản lý tài sản Aberdeen Asset Management cho biết.
Quốc gia với trữ lượng dầu mỏ khổng lồ Venezuela cũng đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ với trái phiếu được giao dịch ở gần mức giá thấp kỷ lục do quốc gia này buộc phải bán dự trữ vàng để kịp trả nợ. Do giá dầu giảm, Venezuela đối mặt với khó khăn ngày càng chồng chất trong việc tìm kiếm các nguồn ngoại tệ để thanh toán các khoản nợ, Moody’s đã hạ xếp hạng của quốc gia này, chỉ một bậc trên Argentina.
Argentina đã bị đẩy vào tình cảnh vỡ nợ sau thất bại đàm phán với các chủ nợ Mỹ. Grenada gần đây cũng áp dụng tỷ lệ chiết khấu 50% đối với các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu trị giá trên 260 triệu USD sau khi rơi vào tình cảnh vỡ nợ năm 2013.
Trong khi đó, nỗ lực của Puerto Rico để tái cấu trúc lại khoản nợ 72 tỷ USD đang ngày càng trở nên vô ích khi mà trái phiếu bị bán ra ồ ạt trong bối cảnh quốc đảo này đang cố gắng làm sáng tỏ gánh nặng nợ phức tạp của mình./.
Mai Linh (Theo Financial Times)