发布时间:2025-01-10 11:08:58 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Trong đó một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn là thu nội địa từ sản xuất, kinh doanh; thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu… có xu hướng tăng.
Đây là thông tin tại Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015 vừa được KTNN công bố sáng 26-8 tại buổi Họp báo kết quả kiểm toán năm 2015 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm toán năm 2014 của KTNN.
Về quản lý nợ thuế, tổng số nợ thuế đến cuối năm 2014 là 76.073 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ 2013. Nợ thuế do ngành Hải quan quản lý là 7.111 tỷ đồng, giảm 22,6% so với cùng kỳ 2013.
Theo ông ông Đào Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp (KTNN), nợ thuế do ngành Thuế quản lý có xu hướng tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với thu nội địa (trừ dầu thô) và diễn ra phổ biến tại các địa phương được kiểm toán.
Về chi NSNN năm 2014, báo cáo của KTNN cho biết, bội chi NSNN là 249.362 tỷ đồng, vượt 25.362 tỷ đồng so với mức Quốc hội quyết định, bằng 6.33% GDP thực tế, giảm so với tỷ lệ bội chi năm 2013 (6,6%) nhưng không phù hợp với định hướng giảm bội chi NSNN giai đoạn 2011-2015.
Dư nợ công tính đến 31-12-2014 là 2.284.882 tỷ đồng (nợ Chính phủ 1.826.777 tỷ đồng, bằng 46,4% GDP, chiếm 79,95% nợ công; nợ được Chính phủ bảo lãnh 422.640 tỷ đồng, chiếm 18,5% nợ công; nợ chính quyền địa phương 35.465 tỷ đồng, chiếm 1,55% nợ công), bằng 58,02% GDP, tăng 17,1% (333.377 tỷ đồng) so với năm 2013 (năm 2013 là 1.951.505 tỷ đồng).
Qua kiểm toán cho thấy, công tác quản lý nợ công trong năm 2014 đã từng bước được tăng cường như: Chính phủ điều hành vay và trả nợ theo Nghị quyết của Quốc hội, các bộ, ngành đã ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý nợ công tương đối đầy đủ, các chỉ tiêu nợ công so với GDP vẫn trong phạm vi giới hạn Quốc hội cho phép, Chính phủ đã chủ động kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu trong nước nhằm giảm dần áp lực trả nợ ngắn hạn và giảm dần đảo nợ…
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những hạn chế như 41/43 dự án thuộc đối tượng phải thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay được chính phủ bảo lãnh nhưng chưa thế chấp tài sản; các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh chưa thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá và lãi suất; nhiều dự án vay lại và vay được Chính phủ bảo lãnh sử dụng vốn không hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ, dừng sản xuất kinh doanh, phải bán, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.
Cụ thể, đến 31-12-2014, dư nợ các dự án cho vay lại có nợ quá hạn tương đương 1.290,6 triệu USD, chiếm 10,06% tổng dư nợ. Trong đó 60 dự án và Vinashin sử dụng vốn vay về cho vay lại, vốn trái phiếu quốc tế có nợ quá hạn tương đương 416,7 triệu USD.
10 dự án được Chính phủ bảo lãnh phải ứng vốn từ Quỹ tích lũy để trả nợ với số dư tương đương 4.703 tỷ đồng, trong đó có 8 dự án có nợ ứng vốn quá hạn tương đương 1.792 tỷ đồng.
Từ kết quả trên, KTNN kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị của KTNN trong năm 2015 đối với niên độ ngân sách 2014 là 19.863,5 tỷ đồng.
Chính phủ chỉ đạo các cơ quan rà soát, sửa đổi 103 văn bản không phù hợp với quy định chung của Nhà nước. Trong đó, Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ quy định cụ thể việc vay tồn ngân Kho bạc Nhà nước và các nguồn khác để bù đắp bội chi NSNN khi ban hành Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện Luật NSNN năm 2015.
Theo ông Đào Văn Dũng, KTNN đề nghị Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN 2014: Thu cân đối NSNN 1.130.609 tỷ đồng; chi cân đối NSNN 1.339.489 tỷ đồng; bội chi NSNN 249.362 tỷ đồng, bằng 6,33% GDP thực tế.
相关文章
随便看看