Hiện tại,Đãcóphươngántínhlươnghưuđểđạtsựbìnhđẳkết quả bremen BHXH Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp đề xuất về vấn đề này.
Công thức tính lương hưu đối với nữ không phải là chính sách mới
Ông Điều Bá Được - Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH Việt Nam cho biết, theo cách tính lương hưu từ 1/1/2018, để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu mức tối đa bằng 75% thì lao động nữ phải có đủ 30 năm đóng BHXH trở lên. So với Luật BHXH 2006 thì thời gian đóng BHXH tăng lên 5 năm nhưng lại tăng ngay tức thì mà không có lộ trình như đối với lao động nam.
Cũng theo ông Được, quy định cách tính lương hưu đối với lao động nữ từ ngày 01/01/2018 trở đi không phải là quy định mới. Lương hưu của nam - nữ đã từng được quy định bình đẳng.
Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2002, chế độ hưu trí được thực hiện theo Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ với cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam và nữ bình đẳng, theo công thức: 15 năm đầu đóng BHXH tính bằng 45%; mỗi năm đóng BHXH tiếp theo được tính thêm 2%, tối đa là 75%.
Thời kỳ này, cả lao động nam và nữ đều phải đóng BHXH đủ 30 năm mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75%. Sau quá trình tổ chức thực hiện ngày 09/01/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ BHXH. Từ đó đến nay, lao động nữ được ưu tiên hơn lao động nam trong cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo công thức: 15 năm đầu đóng BHXH tính bằng 45%; mỗi năm đóng BHXH tiếp theo thì lao động nữ được tính thêm 3%, lao động nam được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Tuy nhiên, thực hiện bình đẳng giới, Luật BHXH 2014 quy định, từ ngày 01/01/2018, lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì 15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động gồm cả nam và nữ được cộng 2%; tối đa không quá 75%. Do đó, để đạt tỷ lệ hưởng tối đa là 75% thì lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi phải đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75% (hiện nay chỉ cần đủ 25 năm).
Như vậy, việc điều chỉnh của Luật BHXH năm 2014 là thực hiện bình đẳng giới, đưa công thức tính mức lương hưu đối với lao động nữ quay trở lại trước đây, chứ không phải là chính sách mới.
Tuy nhiên, dù là thực hiện bình đẳng giới nhưng thực tế, khi kết thúc lộ trình thay đổi cách tính lương hưu, để đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu ở mức tối đa thì số năm đóng BHXH của lao động nam vẫn luôn cao hơn lao động nữ là 5 năm (Đối với lao động nam, nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ năm 2019 phải đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75%). Trong khi các nước trên thế giới đang có xu hướng ngày càng sát lại gần nhau và tiến tới bằng nhau đối với số năm đóng BHXH và tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ.
Đề xuất các phương án
Để bảo đảm bình đẳng trong cách tính lương hưu giữa lao động nam và lao động nữ, ông Được cho biết, BHXH Việt Nam đã đưa ra đề xuất phương án áp dụng lộ trình điều chỉnh cách tính lương hưu đối với lao động nữ trong 5 năm như sau: 15 năm đầu đóng BHXH tính bằng 45%.
Sau đó, lao động nghỉ hưu năm 2018 thì 8 năm tiếp theo, mỗi năm tính thêm 3%; tiếp đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%. Lao động nghỉ hưu năm 2019 thì 6 năm tiếp theo, mỗi năm tính thêm 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%. Lao động nghỉ hưu năm 2020 thì 4 năm tiếp theo, mỗi năm cộng 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%. Lao động nghỉ hưu năm 2021 thì 2 năm tiếp theo, mỗi năm cộng 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%. Lao động nghỉ hưu từ 1/1/2022 trở đi, các năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75% (tương ứng đủ 30 năm đóng BHXH).
Theo phương án này, để đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu ở mức tối đa là 75% thì lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018 phải có 26 năm đóng BHXH; nghỉ hưu trong năm 2019 phải có 27 năm; trong năm 2020 là 28 năm; năm 2021 là 29 năm; từ năm 2022 trở đi là 30 năm.
Phương án này hoàn toàn tương đồng, phù hợp với cách tính lương hưu đối với lao động nam theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 56, và Điểm a Khoản 2 Điều 74 Luật BHXH năm 2014. Tức là đều tăng dần thời gian đóng BHXH để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu mức tối đa bằng 75%, theo lộ trình hợp lý, bình đẳng đối với cả lao động nam và lao động nữ. Theo đó, khi kết thúc lộ trình vào năm 2022, để đạt được tỷ lệ hưởng 75% thì cả lao động nam và nữ đều có số năm đóng BHXH tăng thêm 5 năm so với quy định của Luật BHXH năm 2006.
“Tuy nhiên, để đưa ra được quyết định dừng hay thực hiện theo lộ trình tính lương hưu theo Luật BHXH 2014, thì sau khi Chính phủ thống nhất phương án sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định”, ông Được nhấn mạnh.
Mai Lâm