设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Thể thao > 【giải bóng đá vô địch pháp】Thúc đẩy xuất khẩu gỗ cao su thông qua việc tuân thủ VNTLAS 正文

【giải bóng đá vô địch pháp】Thúc đẩy xuất khẩu gỗ cao su thông qua việc tuân thủ VNTLAS

来源:Empire777 编辑:Thể thao 时间:2025-01-12 16:11:57
Mỗi tháng ngành gỗ thu về trên 1 tỷ USD xuất khẩu
Nhiều hãng ô tô phục hồi sản xuất đẩy giá cao su nhích lên
Ông Trần Ngọc Thuận phát biểu tại hội thảo
Ông Trần Ngọc Thuận phát biểu tại hội thảo

Chiều 11/11, Hiệp hội Cao su Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động Dự án “Thúc đẩy sự tuân thủ VNTLAS trong ngành cao su Việt Nam”.

Theo đó, dự án sẽ được thực hiện trong 12 tháng và triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch VRA cho biết, với diện tích cao su trên 900 ngàn ha, gỗ cao su từ lâu đã trở thành nguồn cung nguyên liệu quan trọng cho ngành gỗ Việt Nam. Mỗi năm diện tích này cung cấp cho thị trường với trữ lượng bình quân khoảng 2 – 10 triệu m3 gỗ tròn, trong đó, tỷ lệ đóng góp từ các hộ tiểu điền ngày càng tăng dần, đạt khoảng 0,5 – 6 triệu m3 gỗ tròn/năm, chiếm 30 – 60% từ năm 2021 – 2040.

Năm 2019, xuất khẩu gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su trị giá hơn 2,38 tỷ USD. Qua đó, ngành gỗ cao su đã đóng góp 22,4% trong tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam. Hiện gỗ và sản phẩm gỗ cao su đã được xuất khẩu tới trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo ông Thuận, Việt Nam đã ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU và cam kết tất cả gỗ khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến, mua bán và xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU đều được sản xuất hợp pháp.

Dự án sẽ được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh
Dự án sẽ được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Bình Dương và Tây Ninh

Vào đầu tháng 9 vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 102/2020/NĐ-CP về việc quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS), có hiệu lực từ ngày 30/10/2020. Đây là quy định pháp lý bắt buộc áp dụng cho toàn bộ chuỗi cung ứng gỗ, trong đó có gỗ cao su được khai thác từ diện tích cao su trong nước.

Trong bối cảnh đó, bà Trần Thị Thúy Hoa, chuyên gia kỹ thuật Dự án VRA cho rằng, cần nâng cao năng lực tuân thủ VNTLAS cho ngành cao su và cần ưu tiên hỗ trợ cho các hộ tiểu điền – nguồn đóng góp quan trọng vào 30% - 60% sản lượng gỗ cao su của Việt Nam, làm động lực cho toàn chuỗi cung gỗ cao su Việt Nam có tính hợp pháp và bền vững. Việc tuân thủ VNTLAS sẽ tạo điều kiện cho gỗ cao su Việt Nam sản xuất và xuất khẩu hợp pháp vào châu Âu, góp phần thúc đẩy thương mại gỗ cao su vào các thị trường khác có nhu cầu về gỗ hợp pháp theo xu hướng của thế giới và yêu cầu của xã hội.

Với mục tiêu đó, VRA đã triển khai thực hiện Dự án “Thúc đẩy sự tuân thủ VNTLAS trong ngành cao su Việt Nam” với sự hỗ trợ của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) và sự ủng hộ của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Các hoạt động của Dự án sẽ được thực hiện trong 12 tháng với sự tham gia hỗ trợ của các chuyên gia cao su và lâm nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm nhằm đảm bảo các kết quả đề ra, từ đánh giá tổng quan về ngành gỗ cao su Việt Nam đến xác định các thách thức, khó khăn trong việc tuân thủ Hệ thống VNTLAS và cuối cùng là xây dựng tài liệu hướng dẫn cho các hộ tiểu điền và doanh nghiệp sản xuất gỗ cao su.

Dự án sẽ nâng cao năng lực về VNTLAS cho VRA để hỗ trợ các bên liên quan của chuỗi cung ứng gỗ cao su trong việc thực hiện theo các tiêu chí của VNTLAS và các vấn đề liên quan đến Hiệp định VPA/FLEGT với EU. Đồng thời hỗ trợ nghiên cứu các tác động của việc thực hiện VNTLAS tại nhiều cấp khác nhau ở Việt Nam và xây dựng các thông tin về ngành gỗ cao su thông qua các ấn phẩm để thông báo các bên liên quan trong nước và quốc tế về tiến trình thực hiện VNTLAS tại Việt Nam.

热门文章

0.6471s , 7635.2890625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【giải bóng đá vô địch pháp】Thúc đẩy xuất khẩu gỗ cao su thông qua việc tuân thủ VNTLAS,Empire777  

sitemap

Top