【soi kèo mc vs aston villa】Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được “chắp cánh” nhờ kinh tế số

doanh nghiep nho va vua se duoc chap canh nho kinh te so

DN không nên quá sợ hãi hoặc ồ ạt chuyển sang công nghệ số bằng được mà phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh riêng. Ảnh: Internet

Đây là nhận định của các chuyên gia và DN tại Diễn đàn DN trong nền kinh tế số,ệpnhỏvàvừasẽđượcchắpcánhnhờkinhtếsốsoi kèo mc vs aston villa Lễ công bố Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2017/2018 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào sáng 17/5 tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, các nền kinh tế trên toàn thế giới hiện nay đang được dẫn dắt bởi công nghệ số, nên đây là ưu tiên phát triển hàng đầu của các quốc gia, không riêng gì Việt Nam.

Theo báo cáo của Google và Temasek, tăng trưởng của nền kinh tế số khu vực ASEAN năm 2017 đã có tốc độ đột phá, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt 27%/năm và đạt mốc 50 tỷ USD, chiếm khoảng 2% GDP của khu vực; dự kiến sẽ đạt 6% GDP vào năm 2025. Đóng góp vào sự tăng trưởng này là các ngành như du lịch trực tuyến, thương mại điện tử, phương tiện truyền thông và giải trí trực tuyến, đặt xe trực tuyến...

Vì thế, ông Vũ Tiến Lộc cho hay, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế số. Tại Việt Nam, xu thế “số hóa” đã xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế…

Tuy nhiên, vị Chủ tịch VCCI cho rằng, dù có tiềm năng nhưng mức độ phát triển còn hạn chế; hiện tỷ trọng thương mại điện tử mới chiếm 3,6% doanh số thị trường bán lẻ của Việt Nam, trong khi tỷ trọng này tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có mức trung bình là 14,5%.

Nói về tác động của nền kinh tế số tới hoạt động của DN, ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, các DN không thể bỏ qua cơ hội phát triển từ việc tận dụng công nghệ số.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã chia sẻ về thành công của một DN khi ứng dụng công nghệ số, đó là một DN chế biến thực phẩm tại TP.HCM khi mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ đóng gói, đóng hộp, giúp DN này giảm được số nhân công, chi phí và giờ làm, từ 20 nhân công xuống còn 2 người vận hành máy. Sắp tới đây, DN này còn tiếp tục đầu tư dây chuyền dập hàng, mới năng suất tương đương hàng trăm công nhân.

Vị Chủ tịch VCCI phân tích, khi bước vào nền kinh tế số, DN sẽ gặp khó khăn về thị trường, nhiều DN nước ngoài đã nhanh chóng có mặt tại Việt Nam, phát triển lớn mạnh ở mọi ngành nghề nên các DN Việt Nam nếu không bắt kịp có thể thua ngay trên sân nhà. Ngoài ra, DN còn gặp khó khăn về thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin, môi trường pháp lý phù hợp cho nền kinh tế số chưa hoàn thiện, thách thức về an ninh, bảo mật…

Tuy nhiên, trước những cơ hội và thách thức này, các chuyên gia cho rằng, DN không nên quá sợ hãi hoặc ồ ạt chuyển sang công nghệ số bằng được, mà phải phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, trình độ năng lực của từng DN. Bởi tại Nhật Bản, có nhiều DN vẫn giữ công nghệ cũ nhưng họ vẫn đạt được thành công nhờ chiến lược kinh doanh bền vững, nhắm đúng yêu cầu thị trường.

Cũng tại diễn đàn, Viện Phát triển DN (VCCI) đã công bố Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2017/2018. Báo cáo năm thứ 12 được cơ quan này thực hiện có chủ đề: Phát triển DN trong nền kinh tế số.

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Phát triển DN (VCCI) cho biết, báo cáo đã chỉ ra nhiều vấn đề cố hữu của khu vực DN chưa được giải quyết như: Năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, công nghệ lạc hậu, thiếu vắng DN đủ lớn để hội nhập… Vì thế, bên cạnh sự vào cuộc đồng bộ từ các cơ quan chức năng, các DN cần tăng cường năng lực tài chính, đổi mới sáng tạo, điều chỉnh chiến lược kinh doanh linh hoạt… để tạo lợi thế cạnh tranh cho DN.

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Của nhà cũng trộm
下一篇:Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam