Ông Trương Quốc Cường,ẹploạnthuốcthựcphẩmchứcnăngmỹphẩmgiảkémchấtlượda truc tiep Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, từ ngày 15/12/2018 đến 15/4/2019, Bộ Y tế đã triển khai các Đoàn kiểm tra, thanh tra về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu qua đó xử phạt 26 cơ sở vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 1.021,7 triệu đồng.
Nhận định về kết quả thực hiện quy định của cơ quan chức năng trong lĩnh vực y tế của các DN, ông Trương Quốc Cường cho rằng, bên cạnh nhiều DN làm ăn nghiêm túc vẫn còn một số DN làm ăn chộp giật, vi phạm quy định của nhà nước nhằm trục lợi. Chưa kể, một số vướng mắc phát sinh từ bản thân chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước. Chẳng hạn, hiện việc cấp các giấy xác nhận của DN được thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 nhằm tạo thuận lợi cho DN. Song quy định này lại bị một số đối tượng lợi dụng để làm giả giấy tờ. Bên cạnh đó tình trạng lợi dụng bán sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe được giới thiệu là “hàng xách tay” trong đó có hàng giả, hàng lậu vi phạm pháp luật. Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thừa nhận, sự vào cuộc của một số cấp chính quyền địa phương chưa quyết liệt, chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ theo quy định trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Việc xử lý vi phạm ở địa phương còn tình trạng chưa nghiêm, tỷ lệ nhắc nhở cao. “Lực lượng làm công tác quản lý an toàn thực phẩm còn mỏng, đặc biệt là tuyến huyện, xã, trong khi tuyến huyện, xã chưa được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm đã làm hạn chế việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm, hạn chế trong xử lý vi phạm hành chính”, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu. Nêu bức tranh về vấn nạn hàng giả, kém chất lượng trong lĩnh vực y tế, ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng, thời gian gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng nói chung và trong lĩnh vực y tế nói riêng diễn biến phức tạp; đặc biệt đối với nhóm mặt hàng mỹ phẩm, hương liệu thực phẩm, thực phẩm chức năng có xu hướng gia tăng hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng tăng, với nhiều hình thức, khó kiểm soát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sản xuất kinh doanh, môi trường cạnh tranh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Do vậy, theo ông Đàm Thanh Thế, Ban chỉ đạo 389 Bộ Y tế cần tiếp tục, nghiêm túc, quyết liệt truyển khai Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Chính phủ về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền dân tộc nhằm giảm thiểu các vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý. “Quá trình đấu tranh nên tập trung theo từng chuyên đề, đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể, có trọng tâm trọng điểm nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời, Bộ Y tế nên quan tâm công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm về gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng"” Chánh văn phòng 389 nhấn mạnh. Về phía Bộ Y tế, theo ông Trương Quốc Cường, thời gian tới, cơ quan này sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm tại một số cơ sở liên quan trên địa bàn TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở có đơn hàng nhập khẩu từ ngày 01/01/2017. Thanh tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực dược, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền (pha trộn tân dược). Đối với thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu y học cổ truyền, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, cơ quan này sẽ tập trung hậu kiểm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên Internet và môi trường mạng. Đồng thời tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thanh kiểm tra Dược liệu “lậu” qua đường tiểu ngạch ở khu vực biên giới.
|