Giá xăng dầu lại lập đỉnh mới
Điểm lại giá xăng dầu trong suốt năm 2021 thấy rằng,áxăngdầutăngmạnhcẩntrọngvớimụctiêukiểmsoátlạmphákq bong da phap đã có 24 đợt điều chỉnh. Trong đó, giá bán lẻ xăng đã có 16 lần tăng, 5 lần giảm và 3 lần giữ nguyên. Kết thúc năm 2021, giá bán lẻ xăng đã tăng hơn 41% so với cuối năm 2020.
Sang năm 2022, với việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh theo chu kỳ 10 ngày/lần, tính từ đầu năm 2022 đến nay (ngày 11/3/2022), giá xăng dầu bán lẻ trong nước đã được điều chỉnh 6 lần và đều tăng liên tục.
Tại lần điều chỉnh gần đây nhất, từ 3 giờ chiều ngày 11/3/2022, giá xăng dầu đã thiết lập một kỷ lục mới, khi giá xăng cùng các loại dầu tiếp tục tăng mạnh, ở mức: xăng E5RON92 tăng 2.908 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 2.990 đồng/lít, dầu diesel 0.05S tăng 3.958 đồng/lít, dầu hỏa tăng 3.940 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S tăng 2.519 đồng/kg. Theo đó sau điều chỉnh, giá xăng RON95-III đã tiệm cận mốc 30.000 đồng/lít (29.824 đồng/lít), một mức giá chưa từng có.
Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, hiện nay nguồn cung sản xuất trong nước đáp ứng được từ 70% đến 75%, thậm chí có thời gian lên tới 80%. Chủ yếu nguồn cung từ hai nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (chiếm 35% đến 40%) Bình Sơn (khoảng 35%).
Tuy nhiên thời gian qua, 2 nhà máy này không đảm bảo được nguồn cung do nhiều lý do, đã ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu trong nước. Do đó, ngay từ đầu tháng 1/2022, Bộ Công thương đã chỉ đạo cho doanh nghiệp đầu mối tăng cường nhập khẩu để bù đắp vào lượng thiếu hụt, cộng với lượng dự trữ thì trong tháng 3/2022 cơ bản đáp ứng được.
“Nếu xăng dầu có biến động bất thường, liên bộ sẽ báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định” - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã khẳng định trong cuộc họp báo Chính phủ gần đây.
Tuy nhiên, tình hình xung đột vũ trang ở Ukraine đã ảnh hưởng đến toàn cầu và nước ta, các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép và nhiều mặt hàng khác… dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Giới chuyên gia thế giới dự đoán, giá xăng dầu có thể tiệm cận mốc 150 USD/thùng trong năm 2023 không phải là không có lý.
Giá cả đã rục rịch tăng
Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn từ 700 - 2.000 đồng/lít, kg (tùy loại). Tuy nhiên, theo trình tự thủ tục văn bản quy phạm pháp luật, kể cả trong trường hợp theo quy trình rút gọn, thì sớm nhất cũng phải dự kiến chính sách giảm thuế này áp dụng từ 1/4/2022.
Dự kiến, những tác động trực tiếp của giá xăng dầu tăng theo độ trễ của nó, sẽ tác động tới kinh tế nước ta vào quý II/2022. Nhưng ở thời điểm này, giá cả đã rục rịch tăng theo giá xăng. Tại các chợ dân sinh, giá rau xanh, hoa quả, thịt cá biến động nhẹ, do chi phí vận chuyển tăng. Grab là hãng xe gọi đầu tiên thông báo tăng giá từ 10/3 để hỗ trợ tài xế kể từ khi giá xăng tăng. Xăng dầu chiếm đến 37% chi phí nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã tính đến các phương án tăng giá vận chuyển.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Bộ Tài chính hiện đang theo dõi sát diễn biến thị trường giá cả, nhất là giá xăng dầu. Bộ đã lên các kịch bản cho giá xăng trong các tình huống để có phương án điều hành giá phù hợp.
Trong nhóm các giải pháp theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, giải pháp quan trọng nhất đó là về phối hợp điều hành giữa các bộ, ngành địa phương. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi diễn biến cung cầu thị trường, chủ động đề xuất các phương án điều hành, bình ổn giá, nhất là đối với các hàng hóa, tiêu dùng thiết yếu, các dịch vụ công thực hiện theo lộ trình thị trường... Cùng với đó, các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm việc thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường để có biện pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp.
Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, các bộ quản lý ngành chủ động phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê trong rà soát, tính toán các phương án giá, đánh giá tác động đối với kinh tế xã hội, mặt bằng giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để chủ động có phương án điều hành khi có dư địa.
Bộ Tài chính lên kịch bản để giá không tác động quá lớn đến lạm phát“Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chuẩn bị tất cả các kịch bản để tham mưu cho Chính phủ trong điều hành giá. Trong trường hợp mặt hàng giá xăng dầu có những biến động, Bộ Tài chính có những giải pháp cụ thể để đảm bảo các mặt hàng xăng dầu không ảnh hưởng quá lớn đến đời sống, sản xuất, cũng như là chỉ số lạm phát chung. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng lên phương án đối với những mặt hàng thiết yếu khác để đảm bảo giữ mặt bằng giá chung, đảm bảo chỉ tiêu lạm phát đã được Quốc hội thông qua” - Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi |