当前位置:首页 > Thể thao > 【ty lẹ keo】Loay hoay chuyển đổi trồng rau truyền thống sang công nghệ cao

【ty lẹ keo】Loay hoay chuyển đổi trồng rau truyền thống sang công nghệ cao

2025-01-25 12:33:46 [Cúp C2] 来源:Empire777

Trong số 54 ha đất nông nghiệp,ểnđổitrồngrautruyềnthốngsangcocircngnghệty lẹ keo ông Tuấn có 2 ha bí đỏ vừa thu xong; 4 ha bí đao, 2 ha mướp hương, 2 ha khổ qua đang cho thu hoạch và 5 ha ớt sừng vàng chuẩn bị xuống giống. Gia đình ông còn trồng thêm 13 ha mì chuẩn bị cho thu hoạch và diện tích còn lại là cao su, điều, tiêu, cà phê.

Trong quá trình canh tác, ông Tuấn nhận ra được tác hại từ việc trồng xen cây mì trong vườn cao su non khiến đất bị bạc màu, khô cằn, chứa nhiều nấm bệnh gây hại, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả của cây cao su. Vì thế, ông Tuấn chọn canh tác các loại cây họ bầu bí xen với cao su, lấy ngắn nuôi dài. Để sản xuất rau củ đạt chất lượng tốt, đồng đều, mẫu mã đẹp và chống chọi được sâu bệnh, ông Tuấn tin tưởng sử dụng hạt giống của Công ty cổ phần phát triển và đầu tư Nhiệt Đới, nhãn hiệu Én Vàng trong suốt 10 năm qua. Ngoài ra, ông mời các kỹ sư thường xuyên kiểm tra điều kiện đất, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tìm ra các phương pháp tối ưu cho việc trồng trọt tại trang trại của gia đình.

Công ty cổ phần phát triển và đầu tư Nhiệt Đới hướng dẫn ông Trần Văn Tuấn, ấp 1, xã Nha Bích (Chơn Thành) cách chăm sóc rau

Không chỉ cẩn thận trong chọn hạt giống mà ông còn tuân thủ kỹ thuật trồng và chăm bón hoa màu theo hướng dẫn của kỹ sư nông nghiệp. Ông Tuấn cho biết: Trong những năm đầu tiên, tôi trồng bầu bí ngoài trời với cách làm luống đơn giản. Việc cho dây bò trực tiếp trên đất kết hợp thời tiết mưa nhiều là nguyên nhân chính khiến bầu bí nhiễm bệnh từ đất hoặc ngập úng mà chết. Vì thế, trong những vụ sau, tôi đã làm luống cao hơn và dùng màng phủ nông nghiệp theo hướng dẫn của chuyên gia nhằm hạn chế nhiễm bệnh trong đất, từ đó sản lượng bầu bí cũng tăng lên đáng kể. Năng suất bầu bí duy trì ở mức ổn định qua các vụ, cụ thể bầu bí trung bình đạt 15 tấn/vụ/ha; mướp 35-40 tấn/vụ/ha.

Mặc dù sản lượng hoa màu duy trì ở mức độ ổn định qua các vụ nhưng so với các trang trại áp dụng công nghệ cao thì vẫn còn thua xa, bởi trang trại gần 15 ha hoa màu của ông Tuấn đa số vẫn canh tác theo phương thức truyền thống, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và bị sâu bệnh hại. Bên cạnh đó, trang trại cách nguồn nước tưới khá xa nên việc tưới tiêu cho hoa màu vô cùng vất vả và tốn kém, nhất là vào cao điểm mùa khô, có tháng ông phải chi hơn 30 triệu đồng tiền dầu để bơm nước tưới.

 Với phương thức canh tác truyền thống, không sử dụng lưới che hay nhà màng công nghiệp khiến việc chăm sóc tốn kém và vất vả hơn, dễ ngập úng vào mùa mưa, khô hạn vào mùa khô, không kiểm soát được sâu bệnh trên diện tích gieo trồng lớn. Ông Tuấn cho biết, mỗi năm trang trại của gia đình ông chi trung bình 600-700 triệu đồng trả lương cho nhân công và từ 700-800 triệu đồng chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho khoảng 15 ha hoa màu các loại.

Đầu tư tiền tỷ, nhiều vụ thu nhập chỉ vừa đủ tiền đầu tư nhưng ông Tuấn vẫn kiên quyết không sử dụng chất cấm trong trồng trọt. Với quan niệm “bán rau gì, ăn rau đấy” nên ông ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học, bón phân theo hướng hữu cơ an toàn để phòng trừ sâu bệnh hại rau màu, nhất là tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp. Ngoài ra, trước khi xuất bán củ, quả cần có thời gian cách ly đúng quy định của ngành chuyên môn hướng dẫn nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe người sử dụng.

Đầu tư mạnh tay cho mỗi vụ hoa màu nhưng trung bình mỗi ngày gia đình ông Tuấn chỉ xuất bán được hơn 1 tấn hoa màu cho các chợ ở Đồng Xoài, Bình Dương và không có đầu ra ổn định. Các nông sản không những bị ép giá ít nhiều mà còn bị nhầm lẫn với sản phẩm trôi nổi không rõ xuất xứ. Chính vì điều này, ông Tuấn luôn muốn thay đổi phương thức canh tác truyền thống hiện tại của gia đình sang áp dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu nhưng vẫn loay hoay không biết bắt đầu từ đâu.

Gieo trồng tập trung và tiến hành trồng rau sạch trong nhà lưới, nhà màng công nghiệp, áp dụng công nghệ cao như tưới tự động, kiểm tra qua các thiết bị điện tử... là điều mà ông Tuấn muốn hướng tới. Việc đầu tư bài bản, chuẩn công nghệ cao còn đòi hỏi có sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp, nhà khoa học có vai trò định hướng, định hình để người nông dân ứng dụng công nghệ, tiếp cận kiến thức khoa học. Đồng thời, chính quyền địa phương giữ vai trò kết nối, đầu tư cơ sở hạ tầng về các hội quán, hợp tác xã để sự liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, muốn xây dựng thương hiệu nông sản sạch, phát triển nông nghiệp mạnh và bền vững, những nông hộ như ông Tuấn không chỉ tận dụng các sáng tạo công nghệ để tối ưu hóa chi phí sản xuất, nâng cao giá trị nông sản mà còn đặc biệt chú trọng nghiên cứu, tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định và tương xứng với chất lượng sản phẩm, tránh trường hợp sản phẩm chất lượng nhưng không có chỗ đứng trên thị trường. Mặt khác, cần rút ra bài học “xương máu” từ những người sản xuất rau sạch đi trước, tìm kiếm, phân tích thị trường song song với sản xuất chứ không sản xuất rồi mới đi tìm người mua.

Với mơ ước xây dựng cơ sở sản xuất rau củ quả chất lượng cao, gia đình ông Tuấn đang tăng cường học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ nhiều người đi trước để không chỉ sản xuất được mặt hàng rau củ quả sạch, chất lượng, không biến đổi gen mà còn giải quyết được bài toán đầu ra ổn định, đảm bảo tập trung vào chất lượng. Đồng thời tiếp cận, nghiên cứu nguồn tri thức nông nghiệp tiên tiến, nông nghiệp 4.0 để áp dụng một cách hiệu quả nhất cho trang trại của mình trong tương lai. Bên cạnh đó, rất cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trong việc điều tiết thị trường, kết nối sản xuất với tiêu thụ.

Đức Hiến - Đào Bằng

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读