【inter vs atalanta】Ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo: Thận trọng để tránh tác động tiêu cực
Quyền thu giữ tài sản đảm bảo,ânhàngthugiữtàisảnđảmbảoThậntrọngđểtránhtácđộngtiêucựinter vs atalanta áp dụng thủ tục rút gọn trong tranh chấp tài sản đảm bảo, bán nợ xấu dưới giá trị sổ sách… Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội về các nội dung mới này.
PV: Thưa ông, một nội dung rất được chú ý tại Nghị quyết là về quyền thu giữ tài sản đảm bảo của các TCTD. Một số ý kiến băn khoăn về việc làm sao đảm bảo quyền chính đáng của người đi vay nhưng cũng tránh bị lạm dụng, quá đà, ảnh hưởng đến đời sống xã hội khi thực thi quy định này. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng:Thực ra đây cũng là vấn đề nhiều người lo lắng, có ý kiến khác nhau. Vấn đề không chỉ liên quan đến việc xử lý các tài sản có giá trị lớn mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội, dân sinh. Một mặt, chúng ta phải đảm bảo quyền chính đáng của các TCTD, nhưng mặt khác cũng phải đảm bảo tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, nhất là với những tài sản có nhiều người cùng liên quan, hay tài sản liên quan đến người có công... Trong trường hợp này, tôi cũng gửi một lời đề nghị đến các TCTD khi thực hiện quyền này phải hết sức cân nhắc, tránh gây ra những xung đột trong xã hội, làm ảnh hưởng đến chính trị, đến Nhà nước, ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức.
Tôi cũng mong rằng, những người đi vay phải xác định rõ trách nhiệm của mình, cân nhắc kỹ các phương án kinh doanh để tránh đối mặt việc bị thu giữ tài sản. Về nguyên tắc, có vay phải có trả, rủi ro mình tạo ra thì mình phải chịu, không chây ì, trút trách nhiệm đến người khác. Theo tôi, quy định mới này cũng có thể sẽ tạo sức ép hơn cho người đi vay, nếu có nợ thì sẽ chủ động bán tài sản để trả nợ trước khi bị ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo, tránh tình trạng chây ì.
|
PV: Nghị quyết có nói đến sự phối hợp của công an, chính quyền địa phương trong thu giữ tài sản đảm bảo, việc áp dụng thủ tục rút gọn trong tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo vấn đề nên hiểu như thế nào, thưa ông?
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng:Trong Nghị quyết có nói về hai phần rõ rệt. Một là có thỏa thuận bàn giao tài sản. Sau khi đã có thông báo đầy đủ như quy định tại Điều 18, nội dung đã thỏa thuận phải được thực hiện xong. Về nguyên tắc, đã là thỏa thuận là phải thực hiện một cách bình đẳng, không ai được phép tranh biện về những điều mình đã thỏa thuận. Còn trường hợp nếu đã thỏa thuận mà không thực hiện thì được áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu giữ. Tôi cho rằng, việc thực hiện thu giữ cũng phải được thực hiện như thực hiện thi hành án, có các lực lượng, cơ quan ban ngành cùng phối hợp, đảm bảo sự minh bạch.
Thứ hai, trường hợp không có thỏa thuận thì sẽ tuân theo các thủ tục dân sự thông thường. Tuy nhiên ở đây, Nghị quyết cho phép các TCTD được phép áp dụng thủ tục rút gọn, khi đó thực hiện theo thủ tục tư pháp.
PV: Từ Nghị quyết này, vấn đề đặt ra là phải chăng các quy định pháp luật của chúng ta chưa đủ chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đi vay, cũng như giải quyết các quan hệ kinh tế dân sự một cách thỏa đáng?
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng:Tôi không nghĩ như vậy, có chăng là quy định chưa tạo ra sự thuận lợi nhất mà thôi. Còn luật pháp của chúng ta luôn có đủ quy định, tuy nhiên theo quy chế tư pháp thông thường thì nhiều trình tự hơn, kéo dài hơn. Có những vụ án bình thường thì thời gian giải quyết rất ngắn. Nhưng ngược lại, có những vụ án cũng rất phức tạp, trong khi tòa án phải xử lý rất nhiều công việc, nên có thể mất vài năm. Từ đó, tạo tâm lý chây ì của người đi vay, làm phát sinh ra những xung đột xã hội mới và khiến rất nhiều đối tượng khác bị ảnh hưởng xung quanh quan hệ vay mượn đó.
Do đó, việc xử lý theo Nghị quyết là một bước để xem xét, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, tôi vẫn ủng hộ việc pháp luật phải quy định rõ ràng, giải quyết phải theo trình tự, thực hiện đúng các thủ tục tư pháp.
PV: Khi Nghị quyết được thực hiện thành công, liệu có nên đặt vấn đề sửa đổi các quy định pháp luật để thúc đẩy giải quyết quan hệ kinh tế, giảm thiệt hại cho nền kinh tế hay không, thưa ông?
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng:Khi đặt ra thủ tục rút gọn trong Bộ Luật tố tụng dân sự, và kể cả trong Bộ Luật hình sự, chúng ta đã dự liệu trường hợp này, do đó nội dung này đã được áp dụng vào Nghị quyết. Tuy nhiên, những trường hợp còn lại, giải quyết theo quy trình thông thường thì không đảm bảo thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ tín dụng. Mà nợ tín dụng khi bị ách tắc lại đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì thế, theo tôi, đưa ra các nội dung này là một bước kiểm nghiệm để từ đó hoàn thiện thêm các quy định pháp luật chứ không chỉ là giải cứu tín dụng. Đây còn là sự giải cứu cho nền kinh tế và cho tất cả các quan hệ xã hội.
PV: Xin cảm ơn ông!
Hoàng Yến
(责任编辑:Thể thao)
- Phê duyệt dự án tuyến metro số 5 Văn Cao
- Hội thảo khối các trường đại học thể dục thể thao thu hút gần 100 đại biểu
- VAMC mua 20.619 tỷ đồng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt
- Tỷ giá EUR/VND ở mức cao nhất trong gần 3 năm
- Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- Sắp triển khai chuẩn đánh giá năng lực người hành nghề tài chính – kế toán
- Buộc tái xuất nhiều lô hàng nhập khẩu
- World Cup 2022 qua cảm nhận của một cô gái nước chủ nhà Qatar
- Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- Ca ‘mắc cúm’ ở Bắc Kinh tăng vọt, Trung Quốc tăng cường phòng điều trị tích cực
- Kiếm tra học kỳ bằng hình thức trực tuyến
- Trung Quốc nới hạn chế chống Covid
- Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- Tiếp nối truyền thống
- Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
- Vốn tín dụng chiếm đa số trong các dự án BOT
- Hà Nội: Thu giữ hơn 1 triệu sản phẩm khẩu trang, nước rửa tay
- Đô thị Trung Quốc đẩy mạnh phòng chống ca mắc Covid
- Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- Cảnh báo dấu hiệu mập mờ khi cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng