Làm rõ các trường hợp kiến nghị kiểm toán không khả thi,ạtđếntriệuđồngnếukhôngthựchiệnkếtluậnkiếnnghịcủaKiểmtoánNhànướkết quả ngoại hạng anh hôm qua không phù hợp
Sáng 13/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước (KTNN).
Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS) Nguyễn Phú Cường bày tỏ cơ bản nhất trí với việc ban hành Pháp lệnh và đề nghị cơ quan soạn thảo tính toán, bổ sung một số nội dung…
Trong đó, về Điều 13 quy định về hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán, dự thảo Pháp lệnh đang quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Cho rằng phạm vi tài chính công, tài sản công rất lớn, Chủ nhiệm Nguyễn Phú Cường băn khoăn nội dung này có nên quy định chi tiết hơn hay không, hoặc có hướng dẫn thêm để đảm bảo tính khả khi.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường |
Liên quan đến nội dung về hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước tại Điều 14, Chủ nhiệm Nguyễn Phú Cường nhận xét có mức phạt quá nặng, có mức phạt lại quá nhẹ. Chẳng hạn như quy định không thực hiện kiến nghị, kết luận kiểm toán thì nộp phạt từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng. Tuy nhiên, có những kết luận, kiến nghị của kiểm toán rất khó thực hiện, chẳng hạn như kiến nghị phạt, truy thu doanh nghiệp đã dừng hoạt động, phá sản,… Như vậy, nếu không thực hiện được mà bị phạt thì chưa thỏa đáng.
Một hành vi bị phạt khác là can thiệp trái pháp luật vào kết quả kiểm toán. Chủ nhiệm UBTCNS nêu vấn đề liệu ai là người có thể can thiệp trái pháp luật vào kết quả kiểm toán, đưa ra quy định phạt như vậy có khả thi không?
Cùng góp ý về Điều 13, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công là chưa đủ rõ, phạm vi hành vi che giấu trong lĩnh vực về tài chính công, tài sản công là rất rộng, mức phạt còn thấp, vì vậy, cần làm rõ hành vi che giấu, mức độ vi phạm ở từng lĩnh vực.
Về nội dung hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Trưởng Ban Công tác đại biểu đề nghị dự thảo Pháp lệnh cần đề cập đến các trường hợp kiến nghị không phù hợp, không khả thi; các kiến nghị đang có khiếu nại, khiếu nại chưa được giải quyết dứt điểm; nếu không thực hiện được thì có hình thức xử lý như thế nào;… để đảm bảo nội dung Pháp lệnh được toàn diện, đầy đủ, khả thi khi áp dụng thực tế.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng nêu ý kiến về hai hành vi vi phạm trong dự thảo pháp lệnh cần được làm rõ hơn. Theo đó, tại khoản 3 Điều 9 quy định phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng về hành vi không cung cấp thông tin, tài liệu; khoản 3 Điều 10 quy định phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi không trả lời và giải trình các vấn đề theo yêu cầu. Khoản 4 Điều 9 quy định xử phạt 30 triệu đến 50 triệu đồng về hành vi từ chối cung cấp thông tin, tài liệu; Khoản 4 Điều 10 quy định phạt tiền 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi từ chối trả lời và giải trình các vấn đề theo yêu cầu.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, cần quy định rõ ràng hơn như nào là không trả lời, không cung cấp thông tin, tài liệu, và thế nào là từ chối trả lời, từ chối cung cấp thông tin, tài liệu. Vì sao hành vi từ chối lại bị xử phạt nặng hơn hành vi không cung cấp thông tin?
Chỉ điều chỉnh với các doanh nghiệp được kiểm toán
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ hơn về phạm vi quy định xử phạt; làm rõ giữa xử phạt theo quy định của Pháp lệnh này với xử phạt theo quy định của Luật Xử phạt vi phạm hành chính. Theo Chủ tịch Quốc hội, cần quy định kĩ lưỡng về mức độ vi phạm, hành vi vi phạm, gắn với đó là phải ngang bằng với nhau về quyền và trách nhiệm của người thực thi nhiệm vụ kiểm toán, của các đơn vị có liên quan đến hoạt động kiểm toán, đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp |
Trong đó, về phạm vi, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại tại khoản 3 Điều 4 quy định cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang… vi phạm quy định trong lĩnh vực kiểm toán nhưng chứng minh được do thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao thì không thuộc đối tượng của quy định tại Pháp lệnh này. Nếu như vậy, Pháp lệnh chỉ còn điều chỉnh một nhóm nhỏ đối tượng là các doanh nghiệp được kiểm toán, trong khi cán bộ, công chức, kiểm toán, các đơn vị cơ quan tổ chức lực lượng vũ trang đều không chịu điều chỉnh thì tác động của Pháp lệnh có lớn không và liệu có đạt được mục tiêu ban hành của Pháp lệnh nữa không? Cần rà soát, giải trình làm rõ sự phù hợp và tính khả thi của quy định này thì mới có thể an tâm xem xét thông qua Pháp lệnh, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Giải trình về phạm vi đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, các quy định của Pháp lệnh phải phù hợp với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Kiểm toán nhà nước. Luật Xử lý vi phạm hành chính đã loại trừ những trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ có vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Kết luận nội dung phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị KTNN, Ủy ban Pháp luật tiếp thu đầy đủ ý kiến tại phiên họp, tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Tài chính – Ngân sách, tiếp tục làm rõ các ý kiến các thành viên UBTVQH yêu cầu.
Tại phiên họp, 100% các thành viên UBTVQH đã biểu quyết tán thành về nguyên tắc, giao lại hai cơ quan KTNN và Ủy ban Pháp luật bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, trình UBTVQH bằng văn bản kèm báo cáo tiếp thu, giải trình, hoàn chỉnh dự thảo trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành Pháp lệnh trong tháng 2/2023.