【tỷ le ma cao】Vị trí số 1 trên thị trường bảo hiểm thuộc về ai?
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 23:46:41 评论数:
Gần 80% thị phần khai thác mới bảo hiểm nhân thọ trong tay 5 “ông lớn”
Báo cáo số liệu mới nhất từ Cục Quản lý,ịtrísốtrênthịtrườngbảohiểmthuộcvềtỷ le ma cao giám sát bảo hiểm (QLBH) cho thấy, năm 2017, thị trường bảo hiểm nhân thọ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng với tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 66.235 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2016, doanh thu khai thác mới ước đạt 22.558 tỷ đồng, tăng trưởng 28,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Về doanh thu phí khai thác mới: Năm 2017, doanh thu phí khai thác mới ước đạt 22.558 tỷ đồng (bao gồm cả sản phẩm chính và bổ trợ), tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, doanh thu khai thác mới các sản phẩm bảo hiểm chính là 20.205 tỷ đồng, nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn là bảo hiểm liên kết đầu tư với doanh thu phí khai thác mới ước đạt 11.289 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 56%) và bảo hiểm hỗn hợp với doanh thu phí khai thác mới ước đạt 7.835 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 39%). Tất cả các nghiệp vụ đều tăng trưởng doanh thu khai thác mới.
Về thị phần doanh thu khai thác mới, nhóm dẫn đầu thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới là Bảo Việt Nhân thọ (ước đạt 20,6%), vị trí thứ hai thuộc về Prudential (ước đạt 18,34%), tiếp đến là Dai-ichi (ước đạt 16,11%), Manulife (ước đạt 13,74%), AIA (ước đạt 10,5%)...
Các doanh nghiệp có phí bảo hiểm bình quân khai thác mới cao gồm: Prudential (ước khoảng 17,07 triệu/hợp đồng), Aviva (ước khoảng 16,14 triệu/hợp đồng), Sunlife (ước khoảng 15,15 triệu/hợp đồng), AIA (ước khoảng 15,13 triệu/hợp đồng), FWD (ước khoảng 14,96 triệu/hợp đồng), Manulife (ước khoảng 14,46 triệu/hợp đồng), BIDV Met Life (ước khoảng 14,2 triệu/hợp đồng), Chubb Life (ước khoảng 13,7 triệu/hợp đồng)...
Cũng theo Cục QLBH, số lượng hợp đồng có hiệu lực (theo hợp đồng chính) ước đạt 7.447.242 hợp đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số lượng hợp đồng khai thác mới (hợp đồng bảo hiểm chính) ước đạt 2.021.678 hợp đồng, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (ước đạt 41,5%), tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (ước đạt 33,3%) và bảo hiểm tử kỳ (ước đạt 24,1%)...
Bảo hiểm Bảo Việt vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường phi nhân thọ
Cũng theo Cục QLBH, năm 2017, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ ước đạt 41.320 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo đó, dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là Bảo hiểm Bảo Việt với doanh thu đạt 8.056 tỷ đồng, chiếm 19,5% thị phần. Tiếp đến là Bảo hiểm PVI với doanh thu ước đạt 6.671 tỷ đồng, chiếm 16,1% thị phần, Bảo Minh đứng thứ ba với doanh thu ước đạt 3.395 tỷ đồng, chiếm 8,2% thị phần, PTI đứng thứ tư với doanh thu ước đạt 3.124 tỷ đồng, chiếm 7,6% thị phần, PJICO đứng thứ năm với doanh thu ước đạt 2.562 tỷ đồng, chiếm 6,2% thị phần.
Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đều tăng trưởng doanh thu phí (25/29 DNBH), trong đó một số DNBH có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên 30% so với cùng kỳ năm 2016 như Bảo hiểm GIC (1.168 tỷ đồng, tăng 67%), Fubon (384 tỷ đồng, tăng 37%), VNI (624 tỷ đồng, tăng 35%), BSH (600 tỷ đồng, tăng 30,3%)...
Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu (13.322 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,2%), tiếp theo là bảo hiểm sức khỏe (12.216 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,6%), bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (5.589 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,5%), bảo hiểm cháy nổ (3.633 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,8%)...
Cũng theo Cục QLBH, trong năm 2017, hầu hết các DNBH phi nhân thọ có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng theo yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật. Tổng tài sản của các DNBH phi nhân thọ ước đạt 73.945 tỷ đồng (tăng 14% so với năm 2016). Một số DNBH có mức tăng trưởng tổng tài sản trên 40% là Xuân Thành (905 tỷ đồng, tăng 53%), VNI (1.509 tỷ đồng, tăng 40,4%); tổng đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH phi nhân thọ ước đạt 38.019 tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2016).../.
Hồng Chi