Chiều 15/7,ìmnhữnggiảiphápmớiđộtpháchotăngtrưởngthángcuốinăsoi keo bong da truc tuyen Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của ngành.
Nỗ lực, quyết tâm hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, hội nghị được tổ chức trong bối cảnh có nhiều điểm thuận lợi cần được khai thác, phát huy tốt hơn nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức cần tiếp tục triển khai các giải pháp ứng phó, khắc phục, tháo gỡ để hướng tới đạt kết quả tốt nhất của cả năm 2024.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị. |
“Đây là thời điểm quan trọng để toàn ngành cùng nhìn lại, đánh giá khách quan, thực chất các công việc đã làm được, và cả những việc chưa làm được như kỳ vọng trong 6 tháng đầu năm, rút ra cách làm hay, bài học tốt để cùng nhau làm tốt hơn, sáng tạo, đột phá hơn và hiệu quả hơn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng, phát triển đất nước năm 2024 và thời gian tới”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nói.
Theo báo cáo được Chánh Văn phòng Bộ KH&ĐT Bùi Anh Tuấn trình bày tại hội nghị, với vị trí, vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp, chiến lược của Đảng và Nhà nước, Bộ KH&ĐT đã không ngừng nỗ lực, quyết tâm, phấn đấu hoàn thành khối lượng công việc lớn, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh yêu cầu phải rút kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các ngành, lĩnh vực, các địa phương. Đặc biệt là, phải tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp, chính sách, quy định mới ban hành, đồng thời có những giải pháp mới, mang tính đột phá cho tăng trưởng và phát triển để đáp ứng kỳ vọng và yêu cầu mới đặt ra trong 6 tháng cuối năm và cả năm 2024. “Chúng ta không được chủ quan, thỏa mãn với những kết quả đạt được, đã làm tốt thì cần làm tốt hơn nữa, đã hiệu quả thì hiệu quả hơn nữa”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh. |
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bộ KH&ĐT đã tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền: 4 nghị quyết của Quốc hội, 4 nghị định của Chính phủ (hiện đang trình 7 nghị định chờ ban hành), 4 nghị quyết của Chính phủ, 1 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 9 thông tư của Bộ trưởng.
Bộ làm cơ quan thường trực hoặc giữ vai trò chủ trì, đầu mối tổng hợp của Tổ công tác liên Bộ về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô, Tổ công tác về tháo gỡ khó khăn đầu tư kinh doanh, 6 Tổ công tác đôn đốc giải ngân, 26 đoàn công tác của Thành viên Chính phủ về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn, 7 Hội đồng điều phối vùng và nhiều Ban chỉ đạo khác. Đồng thời, làm thường trực Hội đồng thẩm định và đã tổ chức thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; hoàn thành 45 đề án, báo cáo lớn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&ĐT…
Chánh Văn phòng Bộ KH&ĐT Bùi Anh Tuấn báo cáo tại hội nghị. |
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng nêu về một số tồn tại trong công tác chỉ đạo, điều hành. Cụ thể là, nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Việc nắm bắt, cập nhật thông tin, phân tích, dự báo gặp nhiều thách thức, có những vấn đề rất khó dự báo hoặc không thể dự báo.
Công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực còn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển; một số quy định, thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh còn phức tạp, chưa được cắt giảm triệt để… Một số nhiệm vụ yêu cầu về thời gian nghiên cứu, xử lý quá gấp, nên đôi khi chưa bảo đảm tiến độ và chất lượng văn bản ở mức cao nhất…
Sớm sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch
Thống nhất với những nội dung của báo cáo sơ kết, tại hội nghị, đại diện một số cơ quan, địa phương đã trình bày về những kết quả đạt được, những tồn tại, điểm nghẽn trong việc triển khai các nhiệm vụ về đầu tư công, phát triển kinh tế thời gian qua. Từ đó, nhiều bài học kinh nghiệm, kiến nghị, giải pháp liên quan đến thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, sửa đổi quy định pháp luật về đầu tư công, về quy hoạch… đã được đề xuất.
Theo đại diện TP.HCM, thời gian qua, trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy giải ngân đầu tư công và hoàn thành phê duyệt Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thành phố nhận thấy có một số vướng mắc, khó khăn liên quan tới Luật Đầu tư công và Luật Quy hoạch.
Cụ thể, đối với Luật Đầu tư công, có vướng mắc liên quan tới việc chuẩn bị dự án, chấm dứt dự án, việc phân cấp, ủy quyền trong quá trình thực hiện dự án vv… Đối với Luật Quy hoạch, có vướng mắc liên quan tới quy định về mối quan hệ giữa quy hoạch tỉnh với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, nông thôn và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác; việc triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh vv...
Do vậy, Sở KH&ĐT TP.HCM kiến nghị Bộ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch để phù hợp với điều kiện thực tế triển khai thực hiện tại các địa phương.
Đại diện địa phương phát biểu từ điểm cầu. |
Đối với tỉnh Ninh Bình, đại diện Sở KH&ĐT tỉnh cho biết, Sở KH&ĐT đã tổng hợp báo cáo rà soát khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh báo cáo Bộ KH&ĐT và đã được Bộ tổng hợp báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Do đó, tỉnh Ninh Bình bày tỏ mong muốn Bộ KH&ĐT quan tâm, sớm có văn bản hướng dẫn đối với các kiến nghị của tỉnh.
Đại diện tỉnh Thanh Hóa cho biết các địa phương, trong đó có tỉnh Thanh Hóa, đã tổng hợp, báo cáo Bộ KH&ĐT rà soát các quy định của Luật Đầu tư công năm 2019. Tỉnh đề nghị Bộ KH&ĐT sớm tổng hợp trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các quy định Luật Đầu tư công năm 2019 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương triển khai thực hiện.
Ngoài ra, một số địa phương đề nghị Bộ KH&ĐT sớm có văn bản hướng dẫn chung cho các địa phương thực hiện việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán khối lượng công việc đã hoàn thành về lập quy hoạch tỉnh theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan để các tỉnh có đủ cơ sở triển khai thực hiện.
Tại Công văn số 7974/BTC-HCSN ngày 28/7/2023, Bộ Tài chính có ý kiến: Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội không quy định về việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt nhiệm vụ, dự toán sau ngày Nghị quyết số 61/2022/QH15 có hiệu lực và những dự án mà trước thời điểm Nghị quyết số 61/2022/QH15 có hiệu lực thi hành đã được bố trí một phần kinh phí chi thường xuyên. Vì vậy, để có cơ sở triển khai thực hiện, tỉnh Thanh Hóa đề nghị Bộ KH&ĐT xem xét, hướng dẫn: về bố trí kinh phí thực hiện lập, thẩm định, công bố và điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt nhiệm vụ, dự toán sau ngày Nghị quyết số 61/2022/QH15 có hiệu lực (ngày 16/6/2022) và những nhiệm vụ trước ngày 16/6/2022 đã được bố trí một phần kinh phí chi thường xuyên; về nguồn kinh phí (nguồn vốn đầu tư công hoặc nguồn chi thường xuyên) để thực hiện việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành. |