【bảng xếp hạng giải hạng 2 hà lan】Nỗi lo giá hàng hóa “té nước” theo lương
Từ ngày 1-7,ỗilogihnghatnướctheolươbảng xếp hạng giải hạng 2 hà lan lương cơ sở chính thức tăng thêm 20,8%, từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh niềm vui ấy cũng kèm theo nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.
Mức lương cơ sở tăng lên kéo theo các ngành hàng rục rịch tăng giá.
Tăng lương cơ sở là nhân tố kích thích nhu cầu tiêu dùng, nhưng cũng tiềm ẩn lo ngại giá hàng hóa “té nước” theo lương. Theo khảo sát các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, hiện giá bán các mặt hàng nhu yếu phẩm vẫn đang giữ mức bình ổn. Tuy nhiên, các mặt hàng lương thực thực phẩm lại có dấu hiệu tăng nhẹ.
Hiện tại, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống trên thị trường tăng, một phần là do sản xuất, chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Hiện thịt heo có giá từ 90.000-100.000 đồng/kg. Chị Nguyễn Thanh Oanh, tiểu thương chợ Kinh Tư, ở ấp 6, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, cho biết: “Giá heo hơi tăng là do nguyên liệu đầu vào, thức ăn chăn nuôi biến động mạnh theo giá thế giới cùng với nguy cơ tái phát dịch tả heo châu Phi có tác động lớn đến hoạt động chăn nuôi heo ở nước ta. Thịt heo hút hàng đã kéo theo giá heo hơi được cân tại các điểm đầu mối cũng tăng từ 3.000-5.000 đồng/kg, lên mức khoảng 60.000 đồng/kg”.
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19, tình hình giá cả tăng cao nhưng xuống chậm như hiện nay, việc tăng lương trong thời điểm này là niềm vui với rất nhiều người làm công ăn lương vì có thêm chi phí trang trải cuộc sống. Một số quan điểm lo ngại về việc lương cơ sở tăng sẽ khiến mặt bằng giá cả tăng theo. Tuy nhiên, điểm đáng mừng cho người lao động là dù giá hàng hóa có tăng theo lương nhưng không tăng đột biến. Cụ thể, giá bán các loại rau, củ, quả có xu hướng tăng nhẹ từ 1.000-5.000 đồng/kg tùy loại. Bắp cải, mướp, bầu có giá 15.000 đồng/kg, cà chua 20.000 đồng/kg, rau cải thảo 17.000 đồng/kg, dưa leo 12.000 đồng/kg, bông cải 60.000 đồng/kg… Ông Dương Lưỡng Hữu, ở chợ Vị Thanh (phường III, thành phố Vị Thanh), cho biết: “Giá rau củ bây giờ có tăng nhưng không đáng kể, nguyên nhân là vì nguồn cung còn ít. Khi lương tăng, giá hàng hóa có nhích lên nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến người lao động nên số lượng người dân đến mua ở đây vẫn như bình thường”.
Lương tăng, đời sống người lao động tăng, nhu cầu tăng lên, dẫn đến sự thay đổi quan hệ cung - cầu, kéo theo biến động giá hàng hóa tiêu dùng. Qua các đợt tăng lương cơ sở có thể thấy được, giá hàng hóa tiêu dùng tăng khá nhanh, nhất là các ngành hàng lương thực, thực phẩm.
Anh Nguyễn Chí Thanh, ở chợ Kinh Cùng (thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp), chia sẻ: “Mấy ngày nay giá các loại gia cầm tăng cao nhưng vẫn hút hàng. Hiện giá bán vịt làm sẵn đã lên đến 70.000 đồng/kg, tăng từ 10.000-15.000 đồng/kg; gà ta có giá khoảng 80.000 đồng/kg, tăng hơn 10.000 đồng/kg so với tháng trước; vịt xiêm có giá từ 75.000-90.000 đồng/kg, tăng từ 5.000-15.000 đồng/kg”.
Ngược lại, giá bán các loại trứng giảm nhẹ, nguyên nhân là do vịt đang trong mùa đẻ rộ, nguồn cung nhiều và qua thời điểm Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch). Cụ thể, trứng gà tươi có giá khoảng 32.000 đồng/chục, trứng vịt tươi từ 28.000-30.000 đồng/chục, giảm khoảng 10.000 đồng/chục; trứng cút khoảng 6.000 đồng/chục, giảm khoảng 3.000 đồng/chục so với thời điểm 1 tháng trước.
Cùng thời điểm này, giá bán các loại gạo đều tăng 10% do giá lúa tăng cao. Hiện giá bán gạo ST khoảng 18.000 đồng/kg, gạo RVT 15.000 đồng/kg, gạo thơm dẻo giá 13.000 đồng/kg, gạo ST25 dao động ở mức 20.000 đồng/kg… Bà Nguyễn Thị An, ở chợ Vị Thanh, cho biết: “Ngoài các loại nguyên liệu lương thực, thực phẩm trên đà tăng lên thì giá các loại gia vị như nước tương, nước mắm, dầu ăn… vẫn giữ mức giá bình ổn. Chỉ có đường cát tăng từ 22.000 đồng/kg lên mức giá 24.000 đồng/kg”.
Bên cạnh niềm vui được tăng lương, cán bộ, công chức, viên chức cũng canh cánh nỗi lo giá cả sinh hoạt rơi vào tình trạng “té nước theo mưa”. Thậm chí, có những thời điểm, lương chưa tăng nhưng hàng hóa đã rục rịch tăng giá. Riêng đối với người lao động thì việc giá cả tăng lên sẽ khiến cho gánh nặng kinh tế tăng cao, bởi họ không được tăng lương nhưng chi phí sinh hoạt lại cao hơn so với trước đây. Giờ đây việc đảm bảo chất lượng cuộc sống và đáp ứng đủ chi phí sinh hoạt đã trở thành một vấn đề nan giải đối với người lao động.
Chị Nguyễn Thúy Nhanh, công nhân Công ty Unipax Vị Thanh, ở phường VII, thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Hiện giờ cái gì cũng tăng khiến cuộc sống gia đình tôi khó khăn hơn trước. Ngày trước đi chợ chỉ cần chừng 100.000 đồng là đủ, giờ phải tăng gần gấp đôi, bởi mỗi cái một chút lại thành ra tăng thêm nhiều”.
Dù ở thời điểm này lượng hàng hóa rất phong phú, đa dạng chủng loại nhưng giá các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống người dân vẫn còn ở mức cao làm cho các bà nội trợ không ngừng than thở. Chị Nguyễn Đan Thanh, ở phường VII, thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Tôi mua rất nhiều đồ ăn để dự trữ cho cả tuần, vì nếu mỗi ngày đều ra chợ mua thì tiền đội lên nhiều lắm. Bây giờ cái gì cũng tăng giá, từ bột giặt, nước giặt, nước lau sàn cho đến gạo, thức ăn đều tăng giá không dưới 10%, chỉ còn gia vị là chưa tăng thôi. Trước đây, đi siêu thị mua đồ dự trữ cho cả nhà ăn trong khoảng 3-4 ngày thì tốn khoảng 300.000 đồng, nhưng hiện nay cũng mua bấy nhiêu đó phải bỏ thêm 50.000-100.000 đồng nữa”.
Trong khi người tiêu dùng lo lắng về vấn đề chi tiêu tăng cao thì các tiểu thương cũng than thở, bởi giá tăng nên người dân họ mua ít lại. Sạp hàng rau, củ của ông Hoàng, ở chợ tạm Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, sau một ngày vẫn còn hơn một nửa lượng rau, củ. Bốc từng mớ rau xếp lên xe, ông Hoàng thở dài: “Chở đi 50kg thì chở về 30kg. Lúc trước, hễ tới giờ tan ca là hầu như bán gần hết hàng. Mấy bữa nay công nhân mua ít quá, chắc thấy hàng nào cũng lên giá nên người ta không muốn mua”.
Chị Son, kinh doanh trái cây ở thành phố Vị Thanh, lo lắng: “Vô mùa chính vụ trái cây thường bán rất chạy. Đâu ngờ, năm nay giá trái cây lại tăng đột biến nên sức mua tại chợ không tăng bao nhiêu so với bình thường, trong khi chi phí cho việc đi lại buôn bán và ăn uống đều tăng cao”. Hiện tại, giá các loại trái cây đều tăng, cụ thể chôm chôm Thái, vải thiều có giá 25.000-27.000 đồng/kg… tăng khoảng 5.000 đồng/kg so với tháng trước.
Còn bà Lê Thị Tuyền, kinh doanh nhựa gia dụng tại chợ Vị Thanh, than thở: “Từ đầu tháng 2 đến giờ giá hàng nhựa gia dụng tăng hơn 30% làm sức mua tại chợ vốn đã thấp lại càng thấp thêm. Hiện nay, không chỉ lượng hàng bỏ mối bị giảm mạnh mà ngay cả người đi chợ cũng dè dặt. Với tình hình này, tiền gối đầu ở các tiểu thương khó có thể thanh toán liền”.
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh, giá lương thực, thực phẩm tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng so với tháng trước. Chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 6 so với tháng trước bằng 100,39%; so với kỳ gốc 2019 bằng 113,49%. Dự đoán tình hình giá cả thị trường trong tháng 7, các mặt hàng lương thực, thực phẩm tiếp tục biến động do ảnh hưởng các mặt hàng xăng dầu biến động.
Việc tăng lương cơ sở đang mở ra niềm vui mới cho người lao động chỉ trông vào đồng lương để cải thiện cuộc sống gia đình. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều mối lo ngại về biến động của giá cả thị trường trong những ngày tới.
Bài, ảnh: MAI THANH
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/12d299159.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。