Doanh nghiệp cơ khí tăng cả về số lượng và chất lượng
Thông tin tại Hội thảo ngành Cơ khí trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày 26/4 tại TP. Đà Nẵng,ànhcơkhíĐàNẵngtìmhướngđithíchứngvớicuộccáchmạsố liệu thống kê về crystal palace gặp arsenal đại diện Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, đến cuối năm 2020, thành phố có khoảng 710 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, chiếm 36,9% tổng số doanh nghiệp toàn ngành công nghiệp thành phố, tăng gấp đôi so với năm 2011. Trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp trong ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (655/710 doanh nghiệp, chiếm 92,2%). Ngành cơ khí thành phố hiện đang tạo việc làm trực tiếp cho gần 14.300 lao động (năm 2020).
Hội thảo ngành Cơ khí Đà Nẵng trong CMCN 4.0 nhận diện những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp cơ khí thành phố trong cuộc CMCN 4.0 |
Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa và điều kiện làm việc cho người lao động trong ngành cơ khí đã được cải thiện. Trong đó, tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp cơ khí (năm 2019 – trước dịch Covid – 19) đạt 4.959 tỷ đồng, mức trang bị tài sản cố định bình quân cho 1 lao động của doanh nghiệp trong ngành đạt 338 triệu đồng, gấp 1,5 lần so với năm 2019. Đặc biệt là ngành sản xuất phương tiện vận tải khác mức trang bị tài sản cố định bình quân đạt 1,153 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp (GO) theo giá so sánh năm 2010 của ngành cơ khí năm 2020 ước đạt 15.660 tỷ đồng với sự gia tăng dần từ năm 2011 đến năm 2018. Năm 2019 và 2020 GO ngành cơ khí tụt giảm do ảnh hưởng của việc hoạt động không ổn định 2 nhà máy thép (Dana Úc và Dana Ý). Chỉ số sản xuât công nghiệp (IIP) bình quân giai đoạn 2011 – 2020 của tất cả các phân ngành cấp 2 thuộc nhóm ngành đều tăng. Giá trị tăng thêm (VA) của ngành cơ khí năm 2020 ước đạt 2.606 tỷ đồng, chiếm 27,9% VA toàn ngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng VA giai đoạn 2011 – 2020 đạt 12,36%. Tỷ trọng VA/GO giai đoạn này tăng dần qua các năm, đến cuối năm 2020, tỷ trọng VA/GO ước đạt 16,7%.
Trong giai đoạn 2011 – 2020, TP. Đà Nẵng đã thu hút được nhiều dự án công nghiệp cơ khí có quy mô như nhà máy Tokyo Keiki sản xuất thiết bị thủy lực (vốn đầu tư 40 triệu USD), nhà máy Niwwa Foundry sản xuất linh kiện trong các bộ phận thủy lực và cơ khí chính xác cao (vốn đầu tư 30 triệu USD), nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (vốn đầu tư 170 triệu USD)….
Mặc dù đã có những bước phát triển nhất định, tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp, ngành cơ khí Đà Nẵng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn.
Ngành cơ khí Đà Nẵng trong giai đoạn 2011 - 2020 đã tăng cả về số lượng và chất lượng doanh nghiệp, dù vậy quy mô còn nhỏ, trình độ khoa học công nghệ còn thấp |
Theo ông Nguyễn Thế Tranh – Phó Chủ tịch Hội cơ khí TP. Đà Nẵng, ngành công nghiệp cơ khí Đà Nẵng tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo lạc hậu đơn giản, trình độ kỹ thuật được đánh giá là tụt hậu khoảng 2 – 3 thế hệ so với các nước trong cùng khu vực. Doanh nghiệp cơ khí trong nước hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức; sức cạnh tranh yếu cả về thị trường, trình độ khoa học công nghệ, nguyên vật liệu. “Thực tế hiện nay là các doanh nghiệp cơ khí vốn đã thiếu đơn hàng lại còn bị thua thiệt ngay trên sân nhà. Các dự án lớn về xây dựng, giao thông, dầu khí, đóng tàu…vẫn chủ yếu sử dụng sản phẩm cơ khí ngoại hoặc do các doanh nghiệp FDI đảm nhiệm”, ông Tranh nhận xét.
Ngành cơ khí phải chủ động, đi trước trong cách mạng công nghiệp 4.0
Theo đại diện Hội cơ khí TP. Đà Nẵng, những khó khăn thách thức của ngành cơ khí ngày càng thể hiện rõ nét hơn trong cách mạng công nghiệp 4.0. Quản trị công nghệ và quản trị sản xuất sẽ là 2 hoạt động của ngành cơ khí chịu tác động trực tiếp nhất của CMCN 4.0.
Ông Tranh cho rằng để thích ứng được với CMCN 4.0, doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng phải rà soát và xây dựng sản phẩm trọng tâm có triển vọng phát triển. Xác định các công việc có thể robot hóa trong tương lai như các công nghiệp đơn giản, có tính lặp đi lặp lại, ít sáng tạo, mất vệ sinh hoặc nguy hiểm. Bên cạnh đó, dần hiện đại hóa dây chuyền sản xuất theo hướng tự động hóa, có lộ trình trang bị các máy móc thiết bị tự động dễ kết nối; tăng cường chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt là số hóa hệ thống sản xuất, quản lý sản xuất theo hướng tính gọn. Ngoài ra, phát huy tính liên kết, kết nối vệ tinh để tạo sự phát triển bền vững cho ngành Cơ khí.
Doanh nghiệp cơ khí Đà Nẵng phải chủ động thích ứng với CMCN 4.0 thông qua việc số hóa sản xuất, tối đa hóa sản xuất tự động hóa để tăng năng lực cạnh tranh, tăng chất lượng sản phẩm |
Bà Nguyễn Thị Thúy Mai – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp cơ khí thích ứng và chủ động trong CMCN 4.0; thúc đẩy ngành công nghiệp cơ khí phát triển, Sở Công Thương sẽ tham mưu UBND thành phố phối hợp với Bộ Công Thương sớm thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp Vùng tại Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả những chính sách hỗ trợ của trung ương và của thành phố để "rút ngắn" khoảng cách về khoa học công nghệ. Theo bà Mai, hiện TP. Đà Nẵng đã thông qua Nghị quyết phát triển công nghiệp hỗ trợ quy định các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố. Trong đó, có sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, cụ thể như linh kiện, cụm linh kiện để sản xuất, lắp ráp du thuyền, các loại tàu thuyền khác bằng kim loại; linh kiện và phục tùng xe máy; linh kiện phụ thùng máy dép nhựa, cao su… Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp cơ khí phát triển.
Ngoài ra, Sở Công Thương sẽ tăng cường tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư công nghiệp và kết nối công nghiệp hỗ trợ để kết nối các doanh nghiệp cơ khí, thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp thành phố. Xây dựng và triển khai đề án hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất cá thể trong lĩnh vực công nghiệp;….
Theo ông Châu Thanh Nam – Phó Phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học & Công nghệ Đà Nẵng, trong bối cảnh CMCN 4.0, doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số để kết nối, thu ngắn khoảng cách của các bộ phận trong doanh nghiệp; thúc đẩy hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp; tối ưu năng suất làm việc; gia tăng chất lượng sản phẩm; nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. “Trong CMCN 4.0, doanh nghiệp cơ khí cần chủ động, đi trước. Doanh nghiệp nào tận dụng được cuộc CMCN 4.0 thì sẽ phát triển nhanh về phía trước. Ngược lại, nếu không thay đổi, nắm bắt kịp thời các xu hướng công nghệ thì doanh nghiệp sẽ khó tồn tại và phát triển”, ông Nam nói.