【truc tiep ty so bong da】Gia Lai: Vượt khó đưa điện về làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào tái định cư
Anh Nguyễn Thiên Quân cùng đồng nghiệp Lê Trung Hiền (PC Mang Yang, Gia Lai) trong một lần đi kiểm tra sự cố điện tại làng Đê Kôn |
Xuyên đêm khắc phục sự cố về điện
Làng Đê Kôn (xã Hra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) nằm cách trung tâm xã Hra chừng 7 km thì đã có tới hơn 4km là đường mòn đất đèo dốc nhỏ hẹp, hiểm trở, đi lại vô cùng khó khăn, vào mùa mưa đường rất trơn trợt. Muốn vào làng chỉ có cách đi bộ, người đi sau phải bám vai người đi trước đi từng bước cẩn thận. Anh Nguyễn Thiên Quân – Đội Quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp điện lực Mang Yang cho biết, có những lần giữa đêm mưa to gió lớn, cả đội lao vào rừng tìm kiếm vị trí sự cố suốt đêm. Xử lý xong sự cố quay về thì cả người đã ướt sũng, điện thoại ngấm nước cũng hư hỏng.
Nằm cách Đê Kôn 88 km về phía Nam là làng Brang (xã Đăk Pling, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai). Bây giờ, dù trời mưa lớn và vào buổi tối, nhà ai trong làng Brang (xã Đăk Pling, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) cũng sáng ánh điện, mọi hoạt động sinh hoạt, lao động diễn ra bình thường. Không ai còn phải nơm nớp lo sợ lũ quét và sạt lở đất mỗi khi mùa mưa đến.
Làng Brang trước đây nằm tách biệt hoàn toàn với các thôn, xã của huyện Kông Chro (Gia Lai), vào mùa mưa, những trận mưa lớn, sạt lở đất luôn là nỗi lo thường trực của người dân trong làng. Để chăm lo, ổn định cuộc sống và sinh kế cho người dân, năm 2016, lãnh đạo huyện Kông Chro đã quyết định vận động, di dời người dân từ vùng sạt lở núi ra vùng an toàn. Thực hiện “Điện – Đường – Trạm” luôn đi trước một bước, ngành điện và chính quyền địa phương đã bố trí nguồn vốn gần 550 triệu đồng để kéo 467 m đường dây hạ thế và lắp đặt một trạm biến áp với công suất 50 kVA nhằm cung cấp điện sinh hoạt tới từng hộ gia đình trong làng. Chạy đua với từng km đường dây, năm đó, điện quốc gia đã về với làng Brang, kịp phục vụ người dân đón Tết.
Để đưa điện đến nhanh nhất phục vụ đồng bào vùng tái định cư, vùng xa, vùng sâu, nhân viên PC Gia Lai đã không chỉ làm việc với tâm huyết mà còn với 300% sức lực |
Điện đến thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
Do nằm ở vùng xa, địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn nên đời sống kinh tế của người dân làng Đê Kôn trước đây rất khó khăn. Năm 2010, điện lực Mang Yang chính thức thực hiện kế hoạch dài hơi kéo điện về làng Đê Kôn. Thời gian đầu, dù rất cố gắng nhưng cũng chỉ cấp điện được cho khoảng 20 hộ dân. Ông Ngô Đình Toàn –Phó Giám đốc Điện lực Mang Yang cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, làng Đê Kôn có 45/53 khách hàng sử dụng điện được cấp điện qua TBA 2 pha 25kVA, sản lượng điện trung bình hàng tháng khoảng 1.200kWh. Để cấp điện đến được từng hộ dân trong làng là sự cố gắng không nhỏ của Điện lực Mang Yang và của PC Gia Lai bởi lưới điện và TBA phải đi từ XT 475/F21 qua các xã Đắk Ya, Đắk Ta Ley mới tới được làng”, ông Toàn chia sẻ.
Ðiện về không chỉ thắp sáng mà còn phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện cho nhiều hộ đẩy mạnh chăn nuôi, tăng gia sản xuất, hình thành thêm nhiều rẫy tiêu, cà phê, vườn rau tươi tốt, cuộc sống từng bước đi vào ổn định. Cùng với đó, đời sống tinh thần của người dân cũng được nâng lên, nhiều nhà đã sắm những thiết bị điện tử như ti vi, tủ lạnh, loa đài….
Anh Mrat, người dân của làng Đê Kôn kể: “Trước đây chưa có điện, để chăm sóc hơn 200 cây cà phê đến ngày đơm hoa kết trái, vợ chồng tôi phải làm quần quật, khổ nhất là việc đưa nước về tưới cho rẫy cà phê. Mỗi ngày, hai vợ chồng phải gánh nước về để tưới. Có những năm nắng hạn kéo dài, vợ chồng tôi coi như năm đó mất mùa. Giờ có điện rồi thì chỉ cần bật nhẹ cái công tắc là đã có nước về tận rẫy. Người dân chúng tôi vui lắm”.
Có điện, việc tưới tiêu, chăm sóc hơn 200 gốc cà phê của gia đình anh Mrat nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều |
Còn anh Đinh Văn Brit, người dân làng Brang vui vẻ nói: “Trước đây người trong làng ai cũng chỉ ước mong làng mình sẽ có điện. Bây giờ, làng được hỗ trợ chuyển ra nơi mới, cuộc sống đã ổn định, mong ước có điện cũng được thành hiện thực, ban đêm đi lại có ánh sáng điện đường, kinh tế phát triển, bà con vui lắm”.
Bây giờ, người dân trong làng đã dần quen với việc trao đổi, giao thương. Ban đêm, dưới ánh điện dọc các đường trong thôn là tiếng trẻ nô đùa. “Chính quyền địa phương tập trung đầu tư hệ thống lưới điện, đường giao thông nông thôn; phân công cán bộ về làng để vận động, khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, thâm canh, tăng vụ để nâng thu nhập. Xã quyết tâm đưa làng Brang xã Đăk Pling trở thành thôn nông thôn mới trong thời gian tới”, Chủ tịch xã Đăk Pling - ông Đinh Ong chia sẻ.
Ông Nguyễn Chấn Thành- Giám đốc Điện lực Kông Chro (Gia Lai) cho biết, đưa điện về vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào tái định cư luôn là vấn đề được ưu tiên triển khai. Cùng với đầu tư, PC Kông Chro luôn theo dõi để có kế hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống điện đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho người dân; ngành điện cũng chú trọng đến vận động tuyên truyền người dân bảo vệ an toàn hành lang lưới điện; sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
相关推荐
- PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- Vì sao phi công và tiếp viên đeo dây an toàn khác hành khách?
- Khám phá rừng săng lẻ miền Tây Nghệ An đẹp bậc nhất Đông Dương
- Làng hương Việt Nam lọt vào top điểm đến có 'gam màu của năm 2023'
- Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- Khỉ Bali thẳng tay 'sàm sỡ' du khách hoa hậu không thương tiếc
- Vợ chồng Việt
- Brexit làm ảnh hưởng đến chiến lược phòng vệ mới của EU và NATO