当前位置:首页 > La liga

【mu vô địch c1】44% cơ sở không chấp hành quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

bao hiem chay no

Ảnh T.L minh họa

Nhiều cơ sở không tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Theơsởkhôngchấphànhquyđịnhvềbảohiểmcháynổbắtbuộmu vô địch c1o số liệu được báo cáo tại Hội nghị đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) do Bộ Công an tổ chức mới đây, mỗi năm có hàng ngàn vụ cháy xảy ra trên cả nước.

Riêng năm 2016, cả nước xảy ra 3.006 vụ cháy, nổ, trong đó có 1.229 vụ cháy tại các cơ sở, 1.290 vụ cháy nhà dân, 169 vụ cháy phương tiện giao thông, và 318 vụ cháy rừng, làm chết 98 người, bị thương 180 người, thiệt hại về tài sản trị giá ước tính trên 1.240 tỷ đồng và 1.800 ha rừng.

Cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng xảy ra 29 vụ, mặc dù chỉ chiếm 0,96% tổng số vụ cháy trong năm 2016 nhưng gây thiệt hại 931,8 tỷ đồng, tương đương 75,1% tổng thiệt hại do các vụ cháy gây ra, làm chết 13 người, bị thương 4 người. 23 vụ nổ làm chết 7 người, bị thương 48 người, thiệt hại về tài sản khoảng 1,4 tỷ đồng.

Riêng 6 tháng đầu năm 2017, liên tiếp xảy ra các vụ cháy nghiêm trọng như: Vụ cháy lớn tại xưởng sản xuất bánh kẹo ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội làm 8 người chết, 2 người bị thương và cháy toàn bộ tài sản bên trong căn nhà; cháy nhà riêng tại con hẻm trên đường 30/4 - phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương khiến 4 người tử vong; cháy tại cơ sở kinh doanh trại hòm số 1.686 đường tỉnh lộ 10, (phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) khiến 4 người tử vong; cháy nhà dân tại Đà Nẵng khiến 3 người tử vong; cháy nhà tại Xuân Đỉnh, Hà Nội khiến 4 người chết...

Cháy, nổ đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó tập trung chủ yếu cháy nhà dân, nhà liền kề (1.290 vụ tương đương 42,9%) và một số loại hình cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ gồm: Khu công nghiệp, chung cư, cơ sở cho thuê mặt bằng để kinh doanh. Về nguyên nhân gây cháy, nổ, có đến 70% do chập điện. Số người thiệt mạng trong các vụ cháy chủ yếu là do ngạt thở (khí độc sản sinh ra từ những vật liệu cháy) và không có lối thoát hiểm.

Bảo hiểm cháy nổ: Bồi thường lớn

Theo báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, trong giai đoạn 2007- 2016, số tiền bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm cháy nổ bắt buộc khoảng 3.500 tỷ đồng, tương đương với 39,3% tỷ lệ bồi thường gốc.

Đặc biệt, các DNBH đã bồi thường rất lớn cho các tổn thất xảy ra ngày 13 và 14/5/2014 do một số đối tượng gây rối tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh gây ra. Đây là con số không nhỏ, góp phần giúp các tổ chức, cá nhân không may bị thiệt hại do cháy, nổ kịp thời và chủ động hơn trong việc khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2007-2016, các DNBH phi nhân thọ đã trích nộp 72,47 tỷ đồng (tương đương với 5% phí bảo hiểm của DNBH) để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy, hỗ trợ tuyên truyền, khen thưởng, phổ biến kiến thức pháp luật, thực hiện công tác đề phòng hạn chế tổn thất.

Đại diện các DNBH cho biết: Quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã được pháp luật quy định rất cụ thể, chi tiết, tuy nhiên số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện phải mua bảo hiểm tự giác chấp hành vẫn còn thấp.

Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, hiện nay trên toàn quốc có 77.892 cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhưng còn tới 44% cơ sở còn lại không chấp hành.

Mặc dù thực tế đã chứng minh thiệt hại do cháy nổ gây ra vô cùng nghiêm trọng, tuy nhiên nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện bắt buộc phải mua bảo hiểm vẫn “phớt lờ” không chấp hành quy định. Một số cơ sở đã tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được một vài năm, nhưng không xảy ra sự kiện bảo hiểm nên lại chấm dứt hợp đồng, đến khi có rủi ro không được hỗ trợ về tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khôi phục sản xuất kinh doanh.

Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định về BHCNBB, từ năm 2016, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã phối hợp chặt chẽ cùng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) trong việc thực hiện chế độ BHCNBB giai đoạn 2016 – 2018. Đồng thời phối hợp trong công tác khảo sát tại một số DNBH và kiểm tra tại một số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ về tình hình thực hiện chế độ BHCNBB. Ngoài ra, 2 đơn vị cũng thường xuyên trao đổi thông tin nhằm phát hiện những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện BHCNBB để có những biện pháp kịp thời chấn chỉnh, đảm bảo hiệu quả trong công tác PCCC./.

PN

分享到: