Phòng ngừa “tham nhũng vặt”
Ông Trần Huy Trường - Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết,ảicáchhànhchínhBộTàichínhnângcaohiệuquảphòngngừathamnhũngtiêucựlịch thi đấu bóng đa hôm nay xác định cải cách hành chính (CCHC) sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực, Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành Kế hoạch CCHC năm 2022, với những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục đẩy mạnh và triển khai hiệu quả công tác CCHC. Kế hoạch CCHC đã bám sát 7 nội dung của công tác CCHC; đề ra 63 nhóm nhiệm vụ, với 159 sản phẩm/hoạt động đầu ra cụ thể; xác định rõ căn cứ, trách nhiệm của từng đơn vị chủ trì, phối hợp cũng như tiến độ rõ ràng.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý nhằm mục tiêu cải cách một cách toàn diện và hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Văn Chung |
Đặc biệt, Bộ Tài chính thường xuyên rà soát, đánh giá TTHC nhằm đề xuất bãi bỏ những thủ tục không còn phù hợp hoặc sửa đổi theo hướng cụ thể, rõ ràng, đơn giản, tăng tính khả thi cho cá nhân, tổ chức thực hiện. Tính từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/6/2022, Bộ Tài chính đã ban hành 4 quyết định công bố bãi bỏ 22 TTHC; sửa đổi, bổ sung, thay thế 45 TTHC; công bố mới 3 TTHC trong các lĩnh vực hải quan, thuế và tài chính ngân hàng. Theo đó, tính đến ngày 7/6/2022, tổng số TTHC còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính là 877 thủ tục. Trên cơ sở quyết định công bố TTHC, Bộ Tài chính đã thực hiện việc công khai và cập nhật đầy đủ, kịp thời lên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và trụ sở cơ quan tiếp nhận, thực hiện TTHC theo đúng quy định.
Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính (hệ thống thuế, hải quan, kho bạc nhà nước…) cũng đã thực hiện cải cách, hiện đại hóa để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đơn cử như ngành Thuế đã triển khai hóa đơn điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, dịch vụ nộp thuế điện tử eTax Mobile. Đồng thời, ngày 21/3/2022, Bộ Tài chính đã chính thức công bố, vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài và triển khai ứng dụng thuế điện tử (eTax Mobile) trên nền tảng thiết bị di động. Theo đó, ứng dụng đã tạo điều kiện cho các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế tại Việt Nam từ bất cứ đâu trên thế giới.
Đồng thời, ứng dụng eTax Mobile đã cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh… góp phần xây dựng một xã hội số minh bạch, thuận tiện và giảm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp, giúp cho công tác quản lý thuế ngày càng hiệu quả…
Cần loại bỏ cơ chế xin - cho và lợi ích nhóm
Ông Trần Huy Trường cho biết, nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo các đơn vị, thời gian qua, công tác PCTN của Bộ Tài chính đã có những chuyển biến tích cực trong hành động và nhận thức của cán bộ, công chức; đã thu được những kết quả quan trọng, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đáp ứng kịp thời, hiệu quả theo yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
"Hiệu lực, hiệu quả PCTN kỳ này của Bộ Tài chính đã có chuyển biến theo hướng tích cực hơn như số vụ việc tham nhũng và số lượng đối tượng có hành vi tham nhũng được phát hiện giảm so với kỳ trước” - ông Trường nhấn mạnh.
Thực hiện nghiêm các quy định trong lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũngTrong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng như: thuế, hải quan, công tác tổ chức cán bộ, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm, công khai số liệu về nợ công, công tác thanh tra, kiểm tra… |
Cũng theo ông Trường, nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN, khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng, thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát để đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội có liên quan đến các lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, nhất là các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
Đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát nội bộ để khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý của cơ quan, đơn vị mình như: công bố công khai địa chỉ thư điện tử, số điện thoại tiếp nhận thông tin, phản ánh về hành vi nhũng nhiễu, phiền hà, tiêu cực của cán bộ thuộc phạm vi quản lý của mình.
Cũng theo ông Trường, để tăng cường công tác PCTN trong thời gian tới, Bộ Tài chính đang đề xuất, kiến nghị các cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát cơ chế, chính sách, chú trọng phát hiện những sơ hở, bất cập trong thể chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm loại bỏ “cơ chế xin - cho”, “lợi ích nhóm”, TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp...