您的当前位置:首页 > Thể thao > 【ltđ đức】Đề xuất bỏ "barie" hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN 正文

【ltđ đức】Đề xuất bỏ "barie" hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN

时间:2025-01-11 08:48:45 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Gỡ vướng trong việc bàn giao công trình điện về EVN quản lý Khách hàng được miễn phí 6 loại hình dịc ltđ đức

Gỡ vướng trong việc bàn giao công trình điện về EVN quản lý Khách hàng được miễn phí 6 loại hình dịch vụ qua App EVNHANOI Phấn đấu doanh thu toàn EVN đến hết năm 2025 tăng trưởng bình quân 7 - 10%

Số công trình chuyển giao chỉ chiếm 10%

TheĐềxuấtbỏbariehạnchếviệcchuyểngiaocôngtrìnhđiệncủaNhànướltđ đứco báo cáo từ Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính, trước đây, việc điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) sang EVN quản lý được thực hiện theo Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg (Quyết định 41).

Thực tiễn triển khai đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến số lượng công trình điện được điều chuyển chỉ chiếm khoảng 10% số lượng công trình điện mà EVN đồng ý tiếp nhận.

Đề xuất bỏ
Đề xuất bãi bỏ quyết định quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện sang EVN quản lý. Ảnh TL minh họa

Hơn nữa, Quyết định 41 được xây dựng trên cơ sở Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008, nhiều nội dung không còn phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.

Trước đây, việc điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sang EVN quản lý được thực hiện theo Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg. Thực tiễn triển khai đã phát sinh nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến số lượng công trình điện được điều chuyển chỉ chiếm khoảng 10% số lượng công trình điện mà EVN đồng ý tiếp nhận.

Nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế của Quyết định 41, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển giao công trình điện là tài sản công do các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý về EVN đảm bảo an toàn, hiệu quả, ngày 10/1/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN (có hiệu lực từ ngày 1/3/2024).

Nghị định này đã có quy định xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đang thực hiện chuyển giao theo Quyết định 41. Như vậy, Quyết định 41 không còn được áp dụng trên thực tế.

Theo đại diện Bộ Tài chính, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch của hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi trong việc áp dụng và thi hành pháp luật, góp phần làm cho hệ thống pháp luật tinh gọn, dễ tiếp cận đối với người dân, doanh nghiệp, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định 41.

Không tạo ra khoảng trống pháp lý

Đề xuất bỏ
Ảnh TL minh họa

Trên cơ sở tổng hợp, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định 41 và đã có công văn gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

Bộ Tư pháp nhất trí với phạm vi bãi bỏ toàn bộ Quyết định 41. Tuy nhiên, ngoài nội dung quy định chuyển tiếp tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, bổ sung quy định chuyển tiếp (nếu cần thiết) để đảm bảo xử lý đầy đủ, toàn diện các trường hợp phát sinh trong thực tiễn, tránh tạo khoảng trống pháp lý khi bãi bỏ toàn bộ Quyết định 41.

Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch của hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi trong việc áp dụng và thi hành pháp luật, góp phần làm cho hệ thống pháp luật tinh gọn, dễ tiếp cận đối với người dân, doanh nghiệp, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định 41.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, tại Nghị định số 02/2024/NĐ-CP đã có quy định cụ thể các nội dung về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước; chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài NSNN; chuyển giao công trình điện được đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đồng thời tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP đã quy định đầy đủ các nội dung về chuyển tiếp đối với các công trình điện đã hoặc đang thực hiện các thủ tục điều chuyển theo quy định tại Quyết định 41.

Vì vậy, theo Bộ Tài chính, việc Quyết định 41 bị bãi bỏ không tạo ra khoảng trống pháp lý.

Cũng theo Bộ Tài chính, dự thảo Quyết định bãi bỏ Quyết định 41 không quy định chính sách mới hay sửa đổi, bổ sung chính sách hiện hành. Do vậy, về cơ bản không làm phát sinh chi phí quản lý, tổ chức, bộ máy, biên chế để thực hiện. Nguồn lực để đảm bảo thi hành Quyết định vẫn trên cơ sở nguồn nhân lực, tài chính hiện có như quy định của pháp luật hiện hành.

Điều đó đồng nghĩa, sau khi bãi bỏ Quyết định số 41, việc điều chuyển các công trình điện được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sang EVN quản lý chỉ cần đáp ứng các quy định của Nghị định số 02/2024/NĐ-CP.