Truyền thông dân số tại hộ gia đình ở thôn Cổ Tháp – Lai Lâm, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền Đi từng xóm, rà từng nhà, nắm từng đối tượng
Chúng tôi đến thôn Cổ Tháp – Lai Lâm, ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền khi mọi người đang rộn ràng bàn chuyện sửa lại nhà văn hóa thôn từ tiền thưởng của tỉnh. “Công trình xây dựng đã lâu, nay lát lại lối đi, vệ sinh… cho mới mẻ. Bà con vô họp thấy sáng sủa sạch đẹp. Trong thành quả này có sự đóng góp của mỗi gia đình”, một người nói.
Thôn Cổ Tháp – Lai Lâm hiện có 240 hộ dân với hơn 830 nhân khẩu, trong đó có 95 phụ nữ từ 15 - 49 tuổi có chồng. Suốt ba năm triển khai xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” giai đoạn 2020 - 2023 ở xã, ban vận động thôn tổ chức họp dân triển khai nội dung xây dựng mô hình và tiến hành ký cam kết đến từng cặp vợ chồng, mọi người đều quyết tâm đạt mục tiêu đề ra”.
Người dân ở Cổ Tháp – Lai Lâm tuy chủ yếu sống bằng nghề nông, song bà con đều nhận thức rõ tầm quan trọng của KHHGĐ. Vợ chồng anh Lê Quý Nhân – Trương Thị Na chồng làm thợ sơn, vợ theo nghề nông nay đã nuôi hai con ăn học cơ bản. Dù nhà cửa khang trang, thu nhập đã khá hơn, song hai vợ chồng này không có ý định sinh con thứ ba. Ướm hỏi, anh chị trải lòng: “Nuôi con ăn học đầy đủ điều kiện cũng vất vả đủ thứ chứ không phải nhờ trời như ngày trước. Với lại bây giờ ngưỡng tuổi sinh đẻ an toàn cũng đã qua, nếu cố quá con cái có bệnh chi thì khổ”!
Ông Văn Phước Thọ, Trưởng thôn thông tin: “Ban vận động DS-KHHGĐ thôn gồm 6 thành viên, trong đó bí thư chi bộ thôn là tổ trưởng. Riêng Hội Phụ nữ thôn có lịch sinh hoạt định kỳ nên các vấn đề phát sinh được nắm bắt, giải quyết cơ bản. Bà Cao Thị Sen, cộng tác viên dân số thôn chia sẻ: “Nắm những nhà có nguy cơ, chúng tôi tranh thủ chiều tối đến vận động, trước hết là tác động chị em. Mình thường nêu bật những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật do sinh nhiều con trên địa bàn xã để làm bằng chứng sinh động, có tính thuyết phục cao. Nhờ truyền thông tốt, phụ nữ ở đây đều tích cực tham gia các chiến dịch dân số”.
Hàng tháng, hàng quý ban vận động thôn phân công từng cá nhân trong ban vận động kể cả trưởng dòng họ, đi từng xóm, rà soát từng nhà, nắm từng đối tượng tư vấn, động viên. Nhờ đó, đã nắm được một số thông tin “nổi cộm” như: muốn sinh mấy con, muốn có con trai hay con gái, có bị sức ép gia đình, họ tộc để có hướng tư vấn truyền thông kịp thời, hạn chế được nguy cơ sinh con thứ ba trở lên.
Chị Trần Thị Mơ, cán bộ phụ trách dân số Trạm Y tế xã Quảng Vinh nhận xét: “Ý thức người dân tốt, đồng thuận cao nên mục tiêu đề ra đạt kết quả mỹ mãn. Tuy thôn mới sáp nhập, các cộng tác viên dân số lớn tuổi nhưng sự nhiệt tình, sâu sát của họ đã đả thông tư tưởng, người người đều đồng tình chung tay thực hiện thành công mô hình”.
Thành lập nhiều câu lạc bộ
Cùng nhận thưởng như Cổ Tháp – Lai Lâm còn có thôn Tả Hữu Tự, xã Phong Bình. Người dân dùng 20 triệu đồng tiền thưởng vào việc xây dựng công trình phụ tại nhà họp thôn. Toàn thôn có gần 100 hộ với khoảng 300 nhân khẩu, thuộc vùng sâu, vùng xa. Ban chỉ đạo thôn đã đưa nội dung DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước của làng, xây dựng làng văn hóa, xây dựng nông thôn mới… vận động tất cả các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ đăng ký mô hình cụm dân cư không sinh con thứ ba trở lên.
“Bí quyết” trong việc triển khai tốt KHHGĐ là việc thành lập các câu lạc bộ (CLB) như “CLB không sinh con thứ ba trở lên”, “CLB tiền hôn nhân”, “Nam giới không sinh con thứ ba trở lên” sinh hoạt định kỳ với nội dung phù hợp với tình hình ở địa phương. Chị Phạm Thị Ngọc Hạnh, cán bộ dân số phụ trách thôn Tả Hữu Tự nói rằng: “Nhờ các CLB mà người dân ở các hội, đoàn thể có cơ hội gặp mặt, sinh hoạt đều đặn. Ai cũng nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc ký cam kết không sinh con thứ ba trở lên. Các chủ đề về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, chất lượng nòi giống… triển khai thường xuyên, giúp người dân nhận thức lợi ích của việc sinh hai con, nuôi con khỏe mạnh chăm ngoan”.
Điều đáng ghi nhận là sự phối hợp đồng bộ và lồng ghép tốt hoạt động của mô hình “không sinh con thứ ba” trong hoạt động của các ban ngành, đoàn thể như UBMTTQ Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... Chi bộ và Mặt trận, các đoàn thể luôn xác định công tác DS-KHHGĐ có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Thôn thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác truyền thông tại các buổi họp, ngày hội đoàn kết toàn dân… Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã ý thức được lợi ích của việc xây dựng gia đình chỉ có một hoặc hai con.
Nhờ sự quyết liệt triển khai, ráo riết trong vận động thuyết phục, tại thôn Tả Hữu Tự, tỷ lệ phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai cao; mô hình ký cam kết cụm dân cư không có người sinh con thứ ba trở lên được người dân thực hiện tốt. Trong ba năm thực hiện ký cam kết, không có trường hợp nào vi phạm, không có trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
Phần thưởng của UBND tỉnh là một sự ghi nhận cho thành quả các cụm dân cư, song lớn hơn cả chính là sự nỗ lực, chung tay của mỗi gia đình, tạo nên những điểm sáng trong nâng cao chất lượng dân số, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
顶: 9833踩: 77661
【bxh giải ngoại hạng nga】Bí quyết từ cụm dân cư ba năm không sinh con thứ ba
人参与 | 时间:2025-01-10 01:26:50
相关文章
- Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- Tỷ giá hôm nay ngày 17/2: USD quay đầu giảm 6 đồng
- Giá vàng hôm nay ngày 25/2: Vàng trong nước lập đỉnh lịch sử mới
- Ngân hàng Nhà nước mạnh tay trấn áp tội phạm lĩnh vực ngân hàng
- Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- Quan chức Nga bày cách sáp nhập Kharkiv, Crưm đấu giá tài sản giới chức Ukraine
- Cập nhật kiến thức điều trị bệnh đái tháo đường
- Cây ATM ngân hàng “nhàn rỗi” ngày cận Tết Nhâm Dần 2022
- Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- Triều Tiên phóng vệ tinh do thám, Nhật
评论专区