Thay đổi lớn nhờ FDI Trong bối cảnh hiện nay,útFDIViệtNamđượcnhiềuhơnmấtỷ số trực tiếp 7m Việt Nam vẫn phải xem dòng vốn FDI là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế, bởi muốn có tăng trưởng thì phải có vốn đầu tư, nhưng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách thì đang hạn hẹp, nguồn vốn cho vay từ ngân hàng cũng có nhiều khó khăn và tích lũy trong khu vực tư nhân cũng chưa lớn, phần đầu tư này trong tổng đầu tư xã hội chưa được như mong muốn.
| PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính): | Những năm qua, Việt Nam luôn được biết đến là điểm sáng trong thu hút FDI trong khu vực. Theo số liệu thống kê, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, với khoảng 305 tỷ USD vốn đăng ký. Hiện nay vốn FDI vào Việt Nam đã trở thành nguồn vốn đầu tư quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và điều đáng mừng là con số giải ngân đang dần thu hẹp khoảng cách với số vốn đăng ký. Trong năm 2015, Việt Nam thu hút được khoảng 21 tỷ USD vốn đăng ký, vốn giải ngân đã đạt 14,5 tỷ USD. Riêng năm 2016 Việt Nam đã thu hút được khoảng 24 tỷ USD và số vốn giải ngân đã đạt mức kỷ lục với gần 15 tỷ USD. Theo đánh giá, đầu tư trực tiếp nước ngoài không những chỉ đem lại vốn đầu tư mà cả các công nghệ tiên phong, năng lực quản lý và kiến thức thị trường cho Việt Nam, góp phần nâng tầm các ngành công nghiệp và tăng trưởng năng suất. Theo ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), những lợi ích của thu hút FDI là không thể phủ nhận. Trong 30 năm qua, nguồn vốn FDI đã đóng góp hết sức tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, quan sát bức tranh kinh tế Việt Nam 30 năm trước và bức tranh kinh tế hiện nay sẽ thấy rất rõ điều đó khi đã có sự thay đổi lớn lao trong các lĩnh vực, từ cơ sở hạ tầng, du lịch, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế, công nghệ cao, thông tin, cơ khí chế tạo… nhờ những đóng góp của khu vực FDI. Việc thu hút FDI đã bổ sung nguồn vốn lớn vào đầu tư phát triển kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng hiện đại, góp phần hiện đại hóa các đô thị, công nghiệp hóa đất nước. Ông Phan Hữu Thắng khẳng định, những đóng góp này cho thấy đường lối, chính sách thu hút FDI của Việt Nam là rất đúng đắn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, phù hợp với xu thế hội nhập của Việt Nam, ngày càng khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đánh giá chung, ông Phan Hữu Thắng cho rằng, những đóng góp của FDI mặt tích cực vẫn là chủ yếu. Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), một trong những đóng góp to lớn của dòng vốn này đối với Việt Nam chính là những kết quả về thương mại. Đến nay, khu vực FDI đóng góp tới 70% cho tổng kim ngạch XK của Việt Nam và làm cho giá trị kim ngạch XK không kể dầu thô tăng trưởng với tốc độ ngoạn mục 25% trong thập kỷ qua. Cơ cấu XK của Việt Nam đã được chuyển đổi và trở nên đa dạng hơn, từ các mặt hàng thương phẩm thô và nông sản, giỏ hàng hóa XK của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn khi đã xuất hiện điện thoại thông minh, máy tính và các bộ vi xử lý, máy ảnh, đồ điện tử và gần đây là phương tiện giao thông, chưa kể, các mặt hàng XK có giá trị cao đã tăng từ 5% lên khoảng hơn 30% tổng kim ngạch XK của Việt Nam hiện nay. Theo WB, thặng dư XK của các DN FDI giúp Việt Nam giảm thiểu tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2016, tổng giá trị kim ngạch XK của DN FDI đạt 123,928 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2015, chiếm 70,16% tổng giá trị kim ngạch XK của cả nước. FDI cần hướng tới hiệu quả và bền vững Bên cạnh những đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội thì những bất cập, hệ lụy mà khu vực FDI để lại cho Việt Nam đã khiến người ta phải đặt câu hỏi chúng ta có sai lầm gì khi thu hút FDI. Một trong những mất mát lớn của Việt Nam chính là có nhiều DN FDI khi hoạt động tại Việt Nam đã gây ra các sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Năm 2008, Công ty TNHH Vedan Việt Nam (Đài Loan - Trung Quốc) làm cho sông Thị Vải (Đồng Nai) bị ô nhiễm 80 – 90%. Công ty TNHH Miwon Việt Nam tại Phú Thọ đã nhiều lần bị phát hiện xả nước thải chưa đạt tiêu chuẩn. Năm 2015, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tỉnh Bình Thuận xả khói bụi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến người dân địa phương đã phong tỏa quốc lộ 1 để phản đối. Và thảm họa ô nhiễm môi trường tại 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4/2016 do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Đài Loan) gây ra là đỉnh điểm của vấn nạn này. Ông Phan Hữu Thắng từng đánh giá, đây là thất bại lớn nhất trong thu hút và quản lý FDI của Việt Nam. Một trong những lý do của điều này là do thu hút FDI của Việt Nam hiện nay vẫn thiếu vắng các nhà đầu tư đến từ châu Âu, Mỹ- những quốc gia có công nghệ hiện đại và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nghiêm ngặt. Vốn FDI từ khu vực này hiện chỉ chiếm 10%, trong khi đó, vốn FDI từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan… chiếm 50% tổng vốn FDI. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có tư duy mới, cách tiếp cận, phương thức thẩm định và triển khai các dự án FDI dần theo các quy chuẩn tốt nhất của quốc tế. Bên cạnh đó, dù được kỳ vọng nhiều song đến nay, kết nối giữa các DN FDI và DN cung ứng trong nước còn tương đối yếu. Khu vực FDI đa phần còn hoạt động riêng lẻ thay vì đóng vai trò chung làm xúc tác tăng trưởng do tác động lan tỏa đến khu vực tư nhân trong nước còn hạn chế. Ngoài ra, theo WB, đóng góp của DN FDI cho ngân sách theo tỷ trọng doanh số ròng giảm từ 7,7% năm 2005 xuống 4,8% năm 2014. Điều này chủ yếu phản ánh các hình thức ưu đãi thuế dành cho các DN FDI để đẩy mạnh thu hút FDI nhưng lại làm ảnh hưởng đến kết quả thu và dẫn đến méo mó môi trường đầu tư tổng thể. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang phải đối phó với vấn đề chuyển giá của các DN FDI. Chỉ riêng tại TP.HCM, dù các DN FDI đóng góp quan trọng cho kinh tế - xã hội của TP trong những năm qua, nhưng cũng đang phát sinh nhiều vấn đề đáng chú ý, điển hình là tình trạng khai lỗ trong khu vực DN này còn phổ biến. Theo Cục Thuế TP.HCM, trong năm 2016, đơn vị đã thực hiện thanh tra 99 DN có giao dịch liên kết, truy thu được trên 116 tỷ đồng, giảm lỗ trên 871 tỷ đồng, giảm khấu trừ trên 1,3 tỷ đồng. Đặc biệt, nhiều DN mặc dù khai lỗ nhưng vẫn bị ấn định và truy thu với số thuế từ 2 đến 16 tỷ đồng/DN. Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), có nhiều khó khăn trong việc kiểm tra chống chuyển giá, do đó thuế thu được từ khu vực FDI chưa đáp ứng được mong muốn và không tương xứng với vốn FDI đổ vào Việt Nam cũng như doanh thu của DN FDI. Đây là một trong những điểm yếu lớn về mặt tài chính mà chúng ta còn phải tiếp tục làm trong thời gian tới để cắt giảm được những thiệt hại của nền kinh tế và chắt lọc được các nhà đầu tư kinh doanh đàng hoàng, chân chính với nhà đầu tư có ý đồ chộp giật, gây ảnh hưởng đến thu nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, đánh giá chung, các chuyên gia đều cho rằng, 30 năm thu hút FDI Việt Nam được nhiều hơn mất. Và việc nhận diện những bất cập mà vốn FDI mang lại cho Việt Nam không phải là để phủ nhận vai trò của nguồn vốn này, mà thông qua đó có những biện pháp, chính sách quan trọng để lựa chọn và sàng lọc được những dự án, nhà đầu tư tốt, qua đó mang lại hiệu quả, phát triển bền vững cho cả DN lẫn quốc gia tiếp nhận nguồn vốn là Việt Nam, để những ưu đãi, thậm chí là vượt khung mà Việt Nam dành cho DN FDI không trở thành vô ích. Theo đó, cần quy hoạch thu hút đầu tư FDI vào những lĩnh vực ngành nghề, địa bàn cụ thể, tránh lãng phí, chạy đua giữa các địa phương, tránh chồng chéo, phá vỡ quy hoạch và luôn đảm bảo mục tiêu thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn. Nhờ dòng vốn được duy trì, tỷ trọng tham gia của khu vực FDI trong sản lượng và tổng đầu tư đã tăng đáng kể, đến cuối năm 2016, khu vực FDI đã đóng góp khoảng 19% GDP của Việt Nam so với 10% của năm 2000, nguồn vốn này cũng đóng góp khoảng ¼ tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tạo ra hàng triệu việc làm trong khu vực DN, tương đương với 7% lực lượng lao động của Việt Nam. (Báo cáo của Ngân hàng Thế giới) |
|