【tl bd 88】Người đi bán “giấc mơ đổi đời”

 人参与 | 时间:2025-01-25 09:58:39

Bán vé số dạo đã trở thành “cần câu cơm” của nhiều người có hoàn cảnh khó khăn,ườiđibngiấcmơđổiđờtl bd 88 từ cụ già, trẻ nhỏ, người khuyết tật,... Và ở họ, có những góc khuất riêng !

Những đôi bàn chân “không thể mỏi” vì nặng gánh mưu sinh.

Dù trời nắng hay mưa, hơn 5 năm nay, ông Lê Văn Thăng, ở ấp 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, vẫn cùng chiếc xe lắc như người bạn đồng hành trên con đường mưu sinh. Gia đình khó khăn, ít đất sản xuất, nên ông Thăng dù ở cái tuổi 70, đúng ra phải được an hưởng tuổi già, vui vầy bên con cháu vẫn nặng gánh với cơm, áo, gạo, tiền. Ông Thăng bày tỏ: “Do bị bệnh từ nhỏ nên đôi chân tôi không thể đi lại. Mỗi ngày, tôi kiếm được khoảng 70.000 đồng, bởi ngồi xe nên chỉ bán ở những đường lớn, nơi vùng sâu không thể vào. Đối với tôi như vậy là mừng lắm rồi khi đủ trang trải cuộc sống”. Nhưng cuộc đời hay thích trêu ngươi, ông Thăng bảo dạo gần đây thường bị người ta gạt hoặc giật mất vé số, nên lỗ vốn hoài.

Vất vả là vậy, nhưng mỗi người đi bán vé số đều nuôi cho mình một hy vọng về tương lai mới. Những cụ ông, cụ bà ở tuổi “thất thập cổ lai hy” vẫn phải oằn mình mưu sinh, từ mờ sáng len lỏi trên các tuyến đường đến tận khuya. Hoàn cảnh của bà Huỳnh Thị Nga, 68 tuổi, đang ở trọ tại phường I, thành phố Vị Thanh, cũng không mấy khấm khá hơn. Bà Nga bộc bạch: “Tôi có 5 đứa con nhưng đều nghèo, đâu giúp được gì mình. Tôi sống ở nhà trọ, được anh chị em trong xóm quan tâm nên cũng mừng. Mỗi ngày từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tôi bán lời tầm 100.000 đồng”. Đời người bán vé số đã khổ cực nhưng nhiều lần bà Nga khóc không còn nước mắt khi bị trộm thăm nhà, lấy sạch hết tiền và hơn 200 tờ vé số. Thế là bà Nga phải gánh món nợ, đến nay vẫn còn. 22 năm qua bà Nga, người xứ Giồng Riềng, Kiên Giang gắn bó với nghề bán vé số cũng là ngần ấy thời gian đón tết xa quê, không nhà cửa, không người thân.

Những bước chân đi đôi khi quá nặng nề, loạng choạng nhưng việc rong ruổi hàng chục kilômet mỗi ngày là “chuyện thường” của người bán vé số, mong muốn thoát khỏi cuộc sống khó khăn, lo cho gia đình đủ đầy cái ăn, cái mặc. Nhưng đôi khi hỏi về gia đình, ông Trần Quốc Thừa, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, bán vé số ở thành phố Vị Thanh chỉ lặng im. Ngồi định thần một lúc, người đàn ông với mái tóc hoa râm tuổi 60 mới mở lòng chia sẻ. Ông Thừa tâm sự: “Con gái giữa của tôi bị bệnh tâm thần, con út mũi nhiễm trùng mới phẫu thuật. Vợ tôi thì bệnh cao huyết áp và một bên mắt không nhìn thấy được do bị cườm. Bây giờ, ước mơ lớn nhất của tôi là có sức khỏe, bán vé số được nhiều để kiếm tiền trả nợ, chạy chữa cho vợ và con”.

Bất chợt bắt gặp ánh mắt buồn, đăm chiêu nhìn theo dòng xe qua phố, nhiều nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt các cô, các chú như những vết cắt đau đớn của cuộc đời, chúng tôi cảm thấy chạnh lòng. Đôi khi họ sống vì một động lực nào đó và hy vọng ở ánh bình minh. Mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều giống ở một điểm khi cái nghèo cứ mãi đeo đẳng. Dù vậy, họ không buông xuôi, luôn hy vọng có sức khỏe để lao động, tồn tại, chẳng oán than cuộc đời hay trách hờn gì ai.

Dưới cái nắng trưa oi ả, Hiện vẫn cố gắng để bán được nhiều vé số.

Không những thế, có nhiều đứa trẻ vì hoàn cảnh mà phải sớm theo ba mẹ lăn lộn với vòng quay cuộc sống, khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng xót xa. Nhiều em nhỏ tự mình lo cái ăn, cái mặc, phụ giúp gia đình khi ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Chúng tôi gặp em Trần Văn Hiện, 13 tuổi, ở ấp 12, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, đang rong ruổi đôi bàn chân nhỏ, bán từng tờ vé số trong buổi trưa nắng gắt, khiến đôi mắt cậu bé phải nheo lại. Hiện nhanh nhảu mời chúng tôi mua vé số và sẵn sàng chia sẻ về công việc của mình. Hiện nói: “Em nghỉ học hồi năm lớp 3, đi bán vé số cũng được 5 năm. Thấy bạn bè đi học em mê lắm nhưng đành chịu, tại gia đình hoàn cảnh khó khăn, ai cũng phải chạy ăn từng bữa”. Nói đến đây, Hiện bỗng dừng lại và ánh mắt đượm buồn, dường như giờ đây ước mơ trở lại lớp học đã trở nên quá xa xỉ. “Em chỉ mong phụ giúp được ba mẹ lo cho đứa em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1, vậy là vui rồi”, Hiện tiếp lời.

Dẫu ngoài kia còn muôn vàn khó khăn của cuộc sống, những người đi bán “giấc mơ đổi đời” vẫn mơ ước về một ngày mai tốt đẹp từ những đồng tiền lương thiện. Nhìn bề ngoài, nghề bán vé số tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa bên trong là biết bao nỗi niềm về cuộc mưu sinh, có sự vất vả và gian khổ riêng. Dù ngày ngày đi bán “giấc mơ đổi đời” cho mọi người, nhưng liệu cuộc đời họ có được thay đổi?

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

顶: 8踩: 7