【u21 hà lan vs】Viết tiếp truyền thống anh hùng trên quê hương đổi mới
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:51:15 评论数:
Long An đứng thứ 3 cả nước về quy mô quy hoạch khu công nghiệp
Lịch sử hào hùng
Trong căn nhà nhỏ cạnh cổng chào Bến Lức,ếttiếptruyềnthốnganhhùngtrênquêhươngđổimớu21 hà lan vs những ngày này, nguyên Bí thư Tỉnh ủy - Phạm Thanh Phong bận bịu hơn khi tiếp nhiều người bạn cũ đến chơi. Họ là những đồng chí, đồng đội từng một thời “cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những câu chuyện cũ cứ thế ùa về như đã in đậm trong tâm thức ông cùng các đồng đội. Đó là những năm tháng ông cùng đồng đội chiến đấu, bám trụ tại rừng tràm Bà Vụ, huyện Bến Lức - nơi ghi dấu những sự kiện trọng đại, chiến tích oai hùng của dân và quân Long An trong suốt cuộc kháng chiến.
Sau Chiến dịch Xuân Mậu Thân năm 1968, chiến tranh trở nên ác liệt hơn khi địch phản kích mạnh mẽ, nhất là những vùng giáp ranh như Long An. Rừng tràm Bà Vụ từng là cứ địa cách mạng nhưng có lúc như “tan hoang” trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù. Tuy nhiên, những người con Bến Lức luôn tâm niệm một điều dù gian khổ, hy sinh cũng phải giữ bằng được căn cứ Rừng tràm Bà Vụ, giữ được hành lang chiến lược vận chuyển vũ khí, đạn dược từ Ba Thu về chi viện cho chiến trường Long An.
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy - Phạm Thanh Phong nhớ lại những ngày chiến đấu anh dũng
“Sau năm 1972, chiến trường có những chuyển biến đáng kể khi Mỹ - Ngụy dồn toàn lực để bảo vệ Sài Gòn. Lúc ấy, tôi đang là Bí thư Huyện ủy Bến Lức, trực tiếp tham gia chỉ đạo chống càn của địch, phát triển phong trào đấu tranh nhân dân. Tôi vẫn nhớ thời khắc giữa sự sống và cái chết năm 1973. Khi ấy có đoàn công tác của Khu ủy miền Đông trực tiếp về chiến trường Bến Lức để khảo sát, chuẩn bị các phương án chờ tiến công giải phóng Sài Gòn. Tôi trực tiếp đưa các đồng chí của Khu ủy đi khảo sát nhưng không may bị địch tập kích, tôi dẫn cả đoàn chạy dưới làn mưa bom, đạn của kẻ thù” - ông Phạm Thanh Phong nhớ lại.
Với ông cũng như những đồng đội còn lại hôm nay, có lẽ may mắn nhất là được chứng kiến thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. “Đó là những ngày đầu tháng 3/1975, khi ta bắt đầu mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng, huyện Bến Lức cũng được tăng cường bộ đội chủ lực của Trung đoàn 16 anh hùng (lúc đó trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền) để chuẩn bị giải phóng Bến Lức. Anh Ba Nghĩa, Trung đoàn 16, được giao nhiệm vụ chỉ huy mở mặt trận Bến Lức, còn tôi được giao nhiệm vụ chính trị viên. Thời điểm này, địch tăng cường Sư đoàn 52 về đóng quân dài trên Quốc lộ 4 từ Bình Chánh, Sài Gòn đến Tân An. Lúc ấy, chúng tôi xác định, muốn giải phóng Bến Lức phải phá bằng được đồn Kênh Xáng - nơi thường trực 1 tiểu đoàn địch cùng vị trí đặt 3 khẩu pháo 105 li để tạo khí thế tiến công cách mạng. Mỗi ngày, chúng tôi huy động hàng trăm dân công tải đạn từ Ba Thu về cho mặt trận với khí thế hừng hực, quyết tâm cao cho ngày giải phóng. Đêm ngày 26/4/1975, các lực lượng đồng loạt tiến công đồn, tiếng súng nổ vang trời. Đến ngày 27/4/1975, địch bỏ súng tháo chạy. Khí thế hừng hực cùng phương châm xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, đến 10 giờ ngày 30/4/1975, huyện Bến Lức hoàn toàn được giải phóng” - ông Phạm Thanh Phong kể. Cùng với Bến Lức, trên khắp chiến trường Long An, tin vui liên tục báo về trong ngày toàn thắng.
“Cuộc đời tôi gắn liền với đôi bờ sông Vàm Cỏ, được nhân dân đùm bọc, che chở. Tôi cùng đồng đội đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, góp phần nhỏ bé vào cuộc chiến đấu giải phóng quê hương, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ trên mảnh đất Long An. Những năm tháng ấy sẽ mãi là kỷ niệm, ký ức không bao giờ phai trong tôi” - ông Phạm Thanh Phong tâm sự.
Xây dựng quê hương
Trải qua các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, trên địa bàn tỉnh có trên 30.000 liệt sĩ, trên 13.000 thương, bệnh binh, trên 26.000 người có công, 5.354 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và hàng trăm tập thể, cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,... Tất cả những hy sinh, mất mát ấy kết tinh thành 8 chữ vàng chói lọi “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” làm nên lịch sử hào hùng cho quê hương Long An.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được thăm doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Long An tiếp tục lập nên nhiều thành tích mới khi là một trong những địa phương đi đầu của công cuộc đổi mới. Những quyết sách lớn của Đảng bộ tỉnh đã tạo nên “dấu ấn” khi mạnh dạn cải tiến khâu phân phối lưu thông - thực hiện cơ chế một giá. Những mặt hàng, hiện vật được quy ra tiền và cộng vào lương hàng tháng. Đây là tiền đề quan trọng tạo nên những quyết định lịch sử tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI - Đại hội của đổi mới. Bên cạnh đó, bằng nhiều biện pháp đồng bộ như phát triển hạ tầng KT-XH, đẩy mạnh công cuộc bố trí, giãn dân từ các huyện phía Nam và các tỉnh, thành phố trong cả nước, thành lập các Đoàn xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng bảo vệ biên giới, tỉnh đã thành công khi khai phá Đồng Tháp Mười, biến một vùng “đồng khô, cỏ cháy” thành vựa lúa trù phú. Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, tỉnh từng bước khẳng định vị thế trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
48 năm sau ngày giải phóng, Long An đã thực sự “thay da, đổi thịt” với những bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Đến nay, tỉnh đứng thứ 3 cả nước về quy mô quy hoạch các khu công nghiệp, đứng thứ 12 cả nước về quy mô nền kinh tế. Riêng năm 2022, thu ngân sách nhà nước đạt gần 22.000 tỉ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 90 triệu đồng, môi trường đầu tư ngày càng cải thiện. Tỉnh cũng được đánh giá là “điểm sáng” trong khôi phục, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Bộ mặt nông thôn của tỉnh có nhiều đổi mới từ chương trình xây dựng nông thôn mới
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được khẳng định: “Thành quả đã đạt không cho phép chúng ta ngủ quên trên chiến thắng mà đó là động lực để toàn tỉnh dồn sức cho các chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu Nghị quyết Tỉnh ủy năm 2023; tiếp tục thực hiện hiệu quả 3 chương trình đột phá, 3 công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh. Đồng thời, tỉnh tập trung đẩy mạnh hợp tác, liên kết vùng, hình thành không gian phát triển thống nhất để khơi thông các “điểm nghẽn”, phát huy lợi thế cạnh tranh gắn với triển khai, thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Trong thực hiện nhiệm vụ, các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải không ngừng tôi luyện bản thân về sự tận tụy, lòng trung thành, nguyên tắc “Tâm - Tầm - Tài”, sự đổi mới, sáng tạo và khát vọng vươn lên, phải thể hiện bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật để nhân dân hưởng thành quả thật; khơi gợi được nguồn lực từ tư duy, động lực từ đổi mới, sức mạnh từ nhân dân để xây dựng quê hương Long An phát triển xứng đáng với truyền thống “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”./.
Từng đi đầu trong công cuộc đổi mới, nay là “điểm sáng” trong khôi phục, phát triển kinh tế, đây sẽ là tiền đề để tỉnh phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu: “Đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”. Với tư duy mới, đột phá mới và khát vọng mãnh liệt, nhất định sẽ tạo nên những giá trị mới để tỉnh ngày càng vươn lên, phát triển mạnh mẽ hơn”. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh - Nguyễn Văn Được |
Kiên Định