【xem trực tiếp bóng đá ngoai hang anh hôm nay】Sống chung với hạn, mặn

[World Cup] 时间:2025-01-25 20:28:39 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:84次

Báo Cà MauVới những ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu, hạn hán, mặn xâm nhập mà nông dân U Minh đang phải đương đầu, đòi hỏi các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần có những giải pháp hữu hiệu giúp người dân khắc phục khó khăn, cải thiện đời sống một cách bền vững và lâu dài. Đó là việc cơ cấu lại mùa vụ, cây trồng - vật nuôi cho từng khu vực gắn với điều kiện đặc thù.

Kể từ khi triển khai mô hình tôm - lúa năm 2009 cho đến nay chưa có năm nào người dân ở những vùng chuyển dịch sản xuất của huyện U Minh lại phải chịu thiệt hại nặng nề như vụ mùa năm 2015-2016. Những năm trước đây, lúa - tôm được đánh giá là mô hình bền vững và mang lại hiệu quả thiết thực. Trung bình mỗi héc-ta lúa - tôm người dân có thể thu lãi từ 30-40 triệu đồng/vụ, có hộ trúng mùa cả tôm và lúa có khi lên đến cả trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, vụ mùa năm nay do thời tiết không thuận lợi, nguồn nước cạn kiệt nên nhiều diện tích lúa - tôm của người dân bị thiệt hại nặng, có hộ đành chấp nhận trắng tay sau nhiều lần xuống giống.

Ông Huỳnh Văn Nhuần, Ấp 9, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, than: "Gia đình tôi có 1 ha lúa - tôm, kể từ ngày triển khai thực hiện đến nay vụ nào lúa cũng trúng mùa, năm nào thất nhất cũng thu hoạch được từ 25-27 giạ, trúng thì 30-35 giạ/công. Vậy mà vụ mùa này đành chịu trắng tay mặc dù gia đình tôi đã nỗ lực cứu rất nhiều lần".

Mót củi hầm than giờ là nguồn thu nhập chính của người dân dưới tán rừng.

Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện U Minh, đến ngày 20/3, tổng diện tích lúa - tôm của người dân trên địa bàn bị thiệt hại là hơn 13.000 ha. Trong đó, diện tích thiệt hại từ 30-70% hơn 3.000 ha, từ 70-100% hơn 9.500 ha. Bên cạnh diện tích lúa - tôm, các diện tích lúa mùa và lúa vụ 2 cũng bị ảnh hưởng nặng với hơn 3.700 ha, trong đó, lúa mùa với hơn 2.000 ha, lúa vụ 2 với hơn 1.700 ha. Tổng số các trà lúa trên địa bàn bị thiệt hại do hạn hán và mặn xâm nhập đến thời điểm hiện tại hơn 17.000 ha.

Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện U Minh Đinh Tấn Định nhận định: “Phần lớn diện tích các trà lúa trên địa bàn năm nay bị thiệt hại là do nắng hạn kéo dài, độ phèn, độ mặn trên ruộng lúa tăng cao, sau khi xuống giống, không gặp mưa hoặc gặp mưa rất ít, dẫn đến cây lúa bị chết”.

Nhận thấy được những khó khăn của người dân nên sau khi có quyết định công bố thiên tai do hạn hán của UBND tỉnh, huyện U Minh đã khẩn trương chỉ đạo các ngành có liên quan rà soát, thẩm định diện tích lúa bị thiệt hại của người dân để tổng hợp trình UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ kịp thời. Đến thời điểm này, công tác rà soát, thẩm định diện tích lúa bị thiệt hại của người dân trên địa bàn huyện đã hoàn thành và cũng đã trình cho UBND tỉnh, Sở Tài chính với số tiền cần hỗ trợ hơn 26 tỷ đồng.

Bên cạnh cây lúa, các loại cây trồng khác, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng do nắng hạn.

Bà Trần Thị Phồng, Ấp 15, xã Khánh An, năm nay đã gần 60 tuổi, trần tình: “Gần 3 tháng nay, tôi và bà con trong xóm phải chịu cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt. Mặc dù nhà ai cũng có cây nước nhưng xài không được vì toàn nước phèn và mặn nên đành chấp nhận đi đổi nước từng ngày”.

Ông Nguyễn Văn Đấu, Ấp 13, xã Khánh Lâm, bộc bạch: “Lúa cũng chết, nước sông, đìa thì cạn nên cá đồng cũng không còn, hoa màu và các loại vật nuôi như gà, vịt, heo cũng sinh bệnh nên đời sống của tôi và bà con nơi đây rất khó khăn”.

 Nắng nóng kéo dài đã làm cho độ mặn trong các ao tôm vượt ngưỡng chịu đựng của tôm. Thực tế có gần 2.000 ha tôm nuôi bị ảnh hưởng. Theo dự báo của cơ quan chức năng, vào những ngày tới, nhiệt độ sẽ còn tiếp tục tăng cao nên nguy cơ tôm tiếp tục bị thiệt hại là điều khó tránh khỏi.

Với những ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu, hạn hán, mặn xâm nhập mà nông dân U Minh đang phải đương đầu, đòi hỏi các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần có những giải pháp hữu hiệu giúp người dân khắc phục khó khăn, cải thiện đời sống một cách bền vững và lâu dài. Đó là việc cơ cấu lại mùa vụ, cây trồng - vật nuôi cho từng khu vực gắn với điều kiện đặc thù. Như đối với khu vực thường xảy ra khô hạn, mặn xâm nhập, chỉ nên trồng 1 vụ lúa, còn lại chuyển sang các giống cây trồng khác phù hợp hơn. Đồng thời cần nghiên cứu thêm các loại giống, các cây - con thích nghi với vùng mặn, chịu được khô hạn... Có vậy, việc sản xuất của nông dân mới giảm bớt rủi ro./.

Bài và ảnh: Trần Thể

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接