【soi keo nhat ban】Hướng tới thị trường cao cấp
时间:2025-01-25 19:24:50 出处:Cúp C1阅读(143)
Nâng chất
Thời gian qua, XK của một số ngành không thuận lợi do những nguyên nhân chủ quan và khách quan như: Hàng rào kỹ thuật của nước NK, sản phẩm tồn dư tạp chất, cung thừa cầu… Để thay đổi thực trạng này, nhiều DN đã có sự chuyển hướng, nâng vốn đầu tư vào các nhà máy, dây chuyền chế biến sản phẩm tinh luyện, sản phẩm cao cấp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Tiêu biểu như Công ty CP Thủy sản Trung Sơn đã đưa vào hoạt động nhà máy chế biến tôm cao cấp với tổng công suất 10.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 170 tỷ đồng, chuyên chế biến sản phẩm tôm giá trị cao. Hay Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản và XNK Cà Mau (Camimex) chú trọng “nâng chất” ngay từ khâu nguyên liệu với tôm sinh thái cao cấp, sau đó, DN này liên kết với Công ty CMC Seafood để sản xuất, phân phối sản phẩm của Camimex vào thị trường châu Mỹ…
Ngoài ra, nhiều DN còn hướng đến sản xuất các sản phẩm tinh luyện, chế biến sản phẩm dưới dạng tinh dầu. Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và XNK An Phong Đắk Nông (DN chế biến, XK nông sản) cho biết, Công ty đang hướng tới sản xuất sản phẩm tinh dầu hồ tiêu để cung cấp cho các DN dược phẩm, mỹ phẩm. Với cách làm này, giá trị doanh thu có thể tăng tới 40-50% so với kinh doanh sản phẩm nguyên liệu thô.
Cũng lựa chọn chuyển dần sang hướng sản xuất sản phẩm cao cấp, ông Phạm Xuân Pha, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất & XNK Phương Thanh chia sẻ, số lượng DN sản xuất, XK lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam khá nhiều nên ngay từ đầu, Công ty đã lựa chọn hướng đi “ngách” là thủ công mỹ nghệ dành riêng cho trang trí sân vườn, chủ yếu XK sang Nhật Bản, EU hay Hoa Kỳ. Mặc dù các thị trường này khó tính, đòi hỏi chất lượng cao, phong cách văn hóa khác biệt, nhưng giá trị sản phẩm XK cũng nhờ thế mà cao hơn, lại chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh.
Phải có chiến lược marketing
Mặc dù việc sản xuất ra các sản phẩm đủ điều kiện đưa vào thị trường cao cấp đã được nhiều DN chú ý phát triển. Tuy nhiên, với năng lực còn nhiều hạn chế như hiện nay, để đưa cách làm này trở nên phổ biến hơn, các DN cũng như cơ quan chức năng vẫn còn nhiều việc để làm, nhiều vấn đề cần thay đổi.
Nói về khó khăn của DN trong định hướng phát triển đi vào thị trường cao cấp, ông Trần Quốc Mạnh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (SADACO) cho rằng, DN Việt Nam đang yếu và thiếu rất nhiều cũng như không đủ năng lực để đầu tư, sản xuất sản phẩm cao cấp hơn. Các DN nước ta chủ yếu là DN vừa và nhỏ nên chưa hiểu biết nhiều về công nghệ cao, công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, do khả năng cập nhật thông tin chậm, ngoại ngữ kém. Hơn nữa, khi áp dụng công nghệ mới, dây chuyền sản xuất, cơ sở hạ tầng, năng lực nhân sự không phù hợp để đáp ứng. Bên cạnh đó, DN còn gặp khó do thiếu vốn đề đầu tư, khả năng thiết kế, sáng tạo còn nhiều hạn chế, năng suất lao động thấp…
Cùng với những khó khăn nêu trên, đại diện Công ty An Phong Đắk Nông còn cho biết, DN đã chuyển hướng sản xuất sản phẩm tinh luyện nhưng không thể tìm được thông tin về số liệu thị trường, định hướng tiêu dùng để hợp tác sản xuất, tính toán sản lượng. Vì thế, mức độ sản xuất vẫn chưa nhiều. Nguyên nhân do đây vẫn là sản phẩm mới, còn quá ít DN quan tâm nên chưa có thống kê cụ thể.
Để khắc phục những hạn chế này, theo ông Trần Quốc Mạnh, điều quan trọng nhất, các DN cần cải thiện, nâng cao chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Hiện chi phí xúc tiến thương mại của các DN trong nước vẫn còn thấp so với DN nhiều nước trong khu vực, hiệu quả trong hợp tác, sản xuất chưa cao. Vì thế, đẩy mạnh những công tác này sẽ giúp DN tiếp cận gần hơn với thị trường thế giới, hiểu được thị trường cần gì, muốn gì và giúp thị trường biết được các DN Việt Nam có gì, chất lượng như thế nào để đi đến ký kết, hợp tác.
Bên cạnh đó, cũng theo ông Mạnh, các DN cần phải đề ra quy trình công nghệ phù hợp với giá thành sản phẩm. Với sản phẩm giá trị cao, không chỉ máy móc phù hợp mà con người cũng phải phù hợp để điều hành. Tuy nhiên, bên cạnh việc tự nỗ lực của DN, các cơ quan chức năng cũng cần lên phương án hỗ trợ giúp DN, nhất là những DN 100% vốn nội địa để nâng cao hơn nữa năng lực sản xuất, nếu không, DN trong nước sẽ thua ngay trên sân nhà.
上一篇: Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
下一篇: Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
猜你喜欢
- ‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
- Quản lý thị trường: Phối hợp chặt chẽ, đấu tranh quyết liệt
- Cục Quản lý giá đã làm tốt vai trò chỉ đạo, điều hành giá
- Nhận diện cán bộ “phòng thủ” trước Đại hội Đảng bộ các cấp
- Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- Quản lý thị trường Bắc Giang: Chủ động kiểm soát thị trường nội địa
- Hà Nội thu giữ 14.532 sản phẩm đồ chơi nhập lậu
- Mở đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
- Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?