【tỷ số bóng đá maroc】Mở nhiều ưu đãi về tài chính cho lĩnh vực xử lý chất thải rắn

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:52:07

Qua 7 năm triển khai,ởnhiềuưuđãivềtàichínhcholĩnhvựcxửlýchấtthảirắtỷ số bóng đá maroc thực hiện Quyết định số 2149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình hoặc ban hành các chính sách, cơ chế tài chính và bố trí kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm cho hoạt động quản lý tổng hợp chất thải rắn.

Hệ thống chính sách tài chính đầy đủ

Cụ thể, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2011, trong đó bao gồm định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành một quyết định, hai nghị định, một thông tư có nội dung liên quan.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ TN&MT cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng: thông tư hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại các quỹ bảo về môi trường; thông tư quy định ưu đãi về huy động vốn đầu tư; thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Có thể nói, việc ban hành hệ thống những cơ chế chính sách nêu trên đã tạo căn cứ pháp lý trong việc tính phân bổ ngân sách chi sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm cho các bộ, địa phương; đồng thời, đảm bảo quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.

chat thai ran

Qua 7 năm triển khai Quyết định số 2149 về cơ chế chính sách tài chính bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đã thực hiện đề xuất nhiều cơ chế ưu đãi cho lĩnh vực hoạt động xử lý chất thải rắn. Ảnh: TL

Nhiều ưu đãi thuế, phí

Đặc biệt, Bộ Tài chính đã xây dựng, trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua một số nội dung ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

Trong đó, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp có quy định, doanh nghiệp hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường; thu nhập của doanh nghiệp từ việc thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường (bao gồm hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn; tái chế sử dụng chất thải) được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức cao.

Bên cạnh đó, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (có hiệu lực từ ngày 1/9/2016) cũng quy định, hàng hóa xuất, nhập khẩu để bảo vệ môi trường được miễn thuế xuất, nhập khẩu.

Hiện Bộ Tài chính đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự thảo thông tư hướng dẫn miễn, giảm thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, hoặc giảm 50% thuế đất dự án tại vùng kinh tế khó khăn.

Ngoài ra, để khuyến khích thu hút đầu tư vào hoạt động xử lý chất thải rắn, có rất nhiều ưu đãi về việc miễn giảm toàn phần hoặc một phần lệ phí trước bạ, tiền thuê đất, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn…

"Mở" vốn tín dụng, thúc đẩy hợp tác công- tư

Bên cạnh những ưu đãi về thuế, lệ phí, phí, các dự án về xử lý chất thải thuộc đối tượng được ưu tiên vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước.

Về cơ chế tài chính đối với các dự án xử lý chất thải rắn sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, do các dự án xử lý chất thải rắn thuộc diện có khả năng hoàn vốn toàn bộ, hoặc một phần nên được áp dụng cơ chế tài chính trong nước là cho vay lại toàn bộ hoặc một phần vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ với lãi suất cho vay lại ưu đãi.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết, hiện bộ đang theo dõi một số dự án sử dụng vốn vay nước ngoài liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải rắn như: Dự án cải thiện môi trường TP. Hải Phòng, sử dụng vốn vay JICA (Nhật Bản), đã giải ngân phần vốn vay là 428 tỷ đồng; Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình, sử dụng vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc, đã giải ngân hơn 440 tỷ đồng…

Đặc biệt, Bộ Tài chính cho biết, hàng năm NSNN đều bố trí và đáp ứng đầy đủ kinh phí chi thường xuyên cho các bộ, địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước liên quan đến quản lý chất thải rắn.

Tuy nhiên, do nguồn thu ngân sách ngày càng hạn hẹp, Bộ Tài chính đề xuất, ngoài vốn NSNN cấp cần tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân cho công tác quản lý chất thải rắn. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh hợp tác công – tư (PPP).

Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn; mở rộng hỗ trợ tín dụng nhà nước cho các công trình đầu tư, dự án tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn.

Thêm vào đó, để thực hiện hiệu quả việc thu hút đầu tư cũng như phát triển lĩnh vực này, theo Bộ Tài chính, cần rà soát, nghiên cứu giảm thiểu các thủ tục trong quá trình triển khai vay vốn. Trong đó, bao gồm cả vay từ nguồn vốn ưu đãi để thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện nước ta.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương báo cáo về việc quản lý, sử dụng kinh phí cho nhiệm vụ quản lý chất thải rắn./.

Tố Uyên

顶: 81踩: 8