Một người đàn ông ở thành phố Duy Phương thuộc tỉnh Sơn Đông, miền bắc Trung Quốc, chi 101.000 nhân dân tệ (khoảng 358 triệu đồng) mua chiếc Tesla Model 3 Performance màu trắng thông qua nền tảng mua bán xe cũ nổi tiếng Guazi.
Theo trang web chính thức của Tesla tại Trung Quốc, giá mua mới mẫu xe này là 335.900 nhân dân tệ (1,2 tỷ đồng).
Không rõ chiếc xe được giao bằng cách nào và liệu chủ xe có kiểm tra trước khi hoàn tất giao dịch mua hay không. Sau vài lần sử dụng, người đàn ông phát hiện xe hiển thị cảnh báo không thể sạc điện, khiến anh nghi ngờ pin trục trặc.
Sau khi không đạt được thỏa thuận với Guazi và Tesla, chủ xe thất vọng buộc "xế yêu" vào con bò và kéo đi diễu hành qua các đường phố để phản đối, hy vọng thu hút sự chú ý của công chúng nhằm đòi lại sự công bằng cho mình.
Những hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy cảnh con bò từ từ kéo chiếc Tesla di chuyển trên phố, thân xe phun sơn dòng chữ "Bị Guazi lừa gạt" và "gian trá".
Hành động thu hút sự chú ý của người qua đường. Người đàn ông sau đó đỗ xe trước một đại lý của Guazi.
Chia sẻ với tờ Phượng Hoàng, nhân viên dịch vụ của Guazi khẳng định tất cả xe đều được kiểm tra trước khi niêm yết trên nền tảng, đồng thời cho biết người đàn ông đã mua xe thông qua dịch vụ C2B của Guazi dành cho các đại lý phân phối.
"Dịch vụ này chủ yếu phục vụ các đại lý xe cũ, những người mua xe với giá thấp để bán lại kiếm lời", nhân viên Guazi cho hay. "Chiếc Tesla nằm trong một chương trình khuyến mãi dành riêng cho đại lý, do đó người mua phải chịu trách nhiệm đánh giá tình trạng xe trước khi nhận hàng và gánh chịu các rủi ro liên quan".
Guazi cũng đưa ra tuyên bố chính thức, cho biết bên bán là một đại lý xe hơi chuyên nghiệp đã hoàn thành hơn 30 giao dịch trên nền tảng.
Theo báo cáo kiểm định chuyên nghiệp, chiếc xe trong vụ việc được ghi nhận đã chạy hơn 280.000 km và từng bị hư hỏng nghiêm trọng. Xe chỉ đạt điểm đánh giá mức D, mức "cần cẩn trọng khi mua".
Một nhân viên khác của Guazi cho biết tuổi thọ pin của chiếc Tesla liên quan đã giảm đáng kể nhưng hiệu suất pin không nằm trong danh sách kiểm tra trước khi bán của nền tảng này. Tuy nhiên, công ty vẫn xử lý việc trả hàng và hoàn lại tiền cho khách hàng.
Sự việc thu hút sự quan tâm lớn trên mạng xã hội Trung Quốc.
Một người bình luận: “Tội chú bò, có ai nghĩ đến cảm xúc của nó không?”
Một người khác chất vấn: "Nếu tôi phải tự đánh giá sản phẩm và chấp nhận mọi rủi ro, thì mục đích của nền tảng bán hàng là gì? Chỉ để lấy tiền của khách?".
下一篇:Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
相关文章:
- Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- Cơ hội cho DN Việt Nam trong phát triển nông nghiệp
- Phó chủ tịch xã cùng 6 cán bộ bị khởi tố vì ‘bao che cho lâm tặc’
- BĐS Hà Nội: Thêm những tên tuổi chây ì!
- Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Thái Nguyên
- Người cả đời ngồi xe lăn, kẻ lãnh án dài đằng đẵng vì câu chửi thề
- Nguyên nữ trưởng phòng LĐTB&XH cùng 6 thuộc cấp cấu kết tham ô
- Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- Phá đường dây mua bán các cô gái trẻ vào quán karaoke
相关推荐:
- Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- Hai thiếu nữ bị mua đi bán lại nhiều lần vào cơ sở massage kích dục
- Công an điều tra bé trai 7 tuổi tử vong bất thường tại nhà riêng
- Tử hình kẻ giết người, phân xác giấu ở nhiều nơi tại Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- Bắt đối tượng trốn truy nã hơn 30 năm
- Doanh nghiệp Burkina Faso tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam
- Vietnam Airlines nhiều ưu đãi cho hành khách dịp Tết 2014
- Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- Cảnh sát bảo kê đường dây bán logo ‘xe vua’ tiếp tục hầu tòa