游客发表
发帖时间:2025-01-10 18:59:31
Keo là loài cây trồng rừng đang phát triển mạnh ở U Minh Hạ, với tổng diện tích trên 7.300 ha (chiếm khoảng 20% tổng diện tích rừng khu vực U Minh Hạ và chiếm khoảng 25% diện tích rừng sản xuất).
Tuy nhiên, hiện nay, cây keo lai đang phát sinh một số loài sâu, bệnh rải rác trên lâm phần, trong đó có bệnh chết héo cây keo lai do nấm gây hại. Theo thông báo của Cục Bảo vệ thực vật tại Công văn số 1732/BVTV-QLSVGHR ngày 27/8/2015, bệnh chết héo cây keo lai do nấm Ceratocystis sp gây hại. Đây là một loại bệnh mới phát sinh trong vài năm gần đây, đang có xu hướng lây lan nhanh gây hại ở nhiều vùng trồng keo lai trên cả nước, nhiều diện tích chết khô đã phải chặt bỏ.
Thu hoạch keo lai ở Lâm Ngư trường U Minh Hạ. Ảnh: T.ĐỈNH |
Tại huyện U Minh, bệnh được phát hiện trong khu vực rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Tây Nam Bộ và một số nơi khác. Khi cây phát bệnh thì việc phòng trừ hầu như không còn hiệu quả. Trong công tác quy hoạch, chỉ đạo trồng keo, Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo, hướng dẫn chọn giống kháng bệnh, chống chịu bệnh. Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng (thuộc Viện Lâm nghiệp Việt Nam) đã xác định được keo lá tràm có khả năng kháng bệnh tốt nhất, keo lai và keo tai tượng mẫn cảm với bệnh.
Cây trong vườn ươm cần xử lý bầu đất cây giống bằng phân vi sinh tổng hợp (gồm vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn đối kháng nấm) để diệt mầm bệnh và giúp cây con phát triển khoẻ mạnh, tăng khả năng kháng bệnh.
Nếu trồng tại những vùng có lượng mưa lớn hơn 2.500 mm, cây keo thường bị bệnh hại nặng, cần trồng cây khác hoặc giống keo kháng bệnh. Những vùng trồng keo từ luân kỳ 2 trở lên dễ nhiễm bệnh do nguồn bệnh lưu tồn trong đất cao và thiếu hụt nguyên tố vi lượng. Những diện tích này cần luân canh cây khác hoặc phải bón bổ sung nguyên tố vi lượng Bo và chế phẩm sinh học vi khuẩn đối kháng.
Về biện pháp canh tác: Không phát, tỉa cành vào mùa mưa hoặc khi thời tiết có ẩm độ cao; sử dụng cưa hoặc kéo tỉa cành để vết cắt sắc gọn, hạn chế lây lan nguồn bệnh. Không chăn thả gia súc dưới rừng keo dưới 3 năm tuổi để hạn chế việc gây ra các vết thương cơ giới trên thân cây keo tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhiễm, lây lan. Những vùng có nguy cơ bị bệnh cao hoặc những diện tích đang bị bệnh cần bón bổ sung nguyên tố vi lượng Bo và phân vi sinh tổng hợp (gồm vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn đối kháng nấm) để cây phục hồi.
Nên tiêu huỷ các cây bị bệnh nặng không còn khả năng phục hồi và xử lý vôi bột vùng gốc, rễ cây để ngăn chặn nguồn bệnh lây lan./.
Nguyễn Thành Thuân - Chi cục Kiểm lâm
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接