Theo Xkết quả tỷ số realo truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa người Xêtiêng chưa biết quấn xà rông, chỉ biết lấy lá cây che thân, cái gió cái nắng làm khô đen cả người, ông trời nhìn thấy thương quá mới cho ba ông tiên xuống dạy cho đồng bào cách trồng cây lấy sợi, làm khung, dệt vải. Từ đó người Xêtiêng mới có cái khố và xà rông để mặc. Biết ơn trời đất nên người Xêtiêng thường lấy màu đỏ của mặt trời và màu đen của núi, màu xanh của cây lá, làm màu chủ đạo cho các trang phục truyền thống.
NÉT RIÊNG TRONG TRANG PHỤC CỦA ĐÀN ÔNG
Trước năm 1975, đồng bào Xêtiêng rất coi trọng nghề dệt vải vừa phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày vừa để trao đổi sản phẩm với các dân tộc sinh sống trong vùng. Trong câu hát:
“Đàn ông không biết làm xá lấy gì mà mang
Đàn bà không biết đan lấy gì mà đắp”.
Đã in sâu vào trong tiềm thức mỗi một thế hệ người đồng bào Xêtiêng.Trang phục truyền thống của đồng bào Xêtiêng phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan về vũ trụ, đất trời, vạn vật cũng như phong tục tập quán, sinh hoạt của cộng đồng. Già làng Điểu Grớt, thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng (Bù Đốp) cho biết: “Loại trang phục cổ xưa nhất của cộng đồng người Xêtiêng được làm từ những vỏ cây rừng lành tính. Người Xêtiêng tìm chúng trong rừng, bóc lớp vỏ xơ phía trong, cắt thành từng tấm, đập dập, ngâm ở suối lâu ngày để chỉ còn lại xơ trắng muốt, sau đó phơi khô và may thành áo bằng sợi mây rừng”.
Phương tiện che thân của người Xêtiêng - Ảnh Tư liệu