当前位置:首页 > World Cup > 【coi kết quả bóng đá】Còn nhiều dư địa cho đổi mới mô hình tăng trưởng

【coi kết quả bóng đá】Còn nhiều dư địa cho đổi mới mô hình tăng trưởng

2025-01-11 02:53:15 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

hoi thao

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Anh

Thông tin được nêu tại hội thảo: “Giải pháp chính sách tháo bỏ nút thắt và tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng” do CIEM phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức Giz tổ chức.

Gánh nặng chi phí là rào cản sức cạnh tranh của DN

Theònnhiềudưđịachođổimớimôhìnhtăngtrưởcoi kết quả bóng đáo ông Nguyễn Đình Cung, để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6,7% GDP, cần phải có những đánh giá tổng thể, nhìn nhận lại nguyên nhân tăng trưởng thời gian qua là do đâu và đưa ra các giải pháp đồng bộ, từ chính sách tài khóa, tỷ giá, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cũng như các giải pháp nhằm giảm chi phí cho DN.

“Tăng trưởng thời gian qua có phần từ khai thác khoáng sản (dù trước đó có giảm sút). Tăng trưởng của nông nghiệp phục hồi, công nghiệp chế tạo (ở một vài sản phẩm như thép, hàng điện tử, điện thoại…) cũng được cải thiện đáng kể”, ông Nguyễn Đình Cung nhận định.

Đưa ra nhiều nhận định, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, vẫn còn nhiều dư địa cho đổi mới mô hình tăng trưởng, đó là chính sách về tỷ giá, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, nâng cao hiệu quả đầu tư công và giảm các chi phí cho DN…

Ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, dư địa để nâng cao hiệu lực quản lý, chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả đầu tư công là rất lớn. Ông đưa ra dẫn chứng về quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP) của Bộ Giao thông vận tải. Qua kiểm toán 22 dự án, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị giảm thời gian thu phí 62 năm 8 tháng, tương ứng giảm doanh thu 22.237,6 tỷ đồng.

Đồng thời, phát hiện có 6/52 trạm thực hiện thu phí trước 14 năm 6 tháng, trong khi chưa đủ điều kiện thu phí, thu phí trước thời điểm dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Toàn quốc có 31/87 trạm thu phí trên cùng tuyến, không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm là 70km. Bên cạnh đó, kiểm toán chi tiết 15 dự án BOT, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện, kiến nghị xử lý tài chính 875,3 tỷ đồng và kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn 39 năm 7 tháng.

Tham luận tại hội thảo, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, hiện các loại chi phí như: Chi phí nhiên liệu, lệ phí cầu đường, chi phí bốc xếp tại cảng, chi phí phát sinh do tắc nghẽn giao thông đường bộ, các khoản thanh toán không chính thức… đã góp phần làm tăng chi phí logistics. Theo WB, Việt Nam đang phải chịu chi phí vận chuyển quá cao, chiếm 30-40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác.

Ông Lê Duy Hiệp cho rằng, nếu không có những thay đổi tích cực và giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, thì gánh nặng của các chi phí không chính thức bên cạnh các chi phí logistics sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành hàng hóa, và là rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí chuỗi giá trị hàng hóa và năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế.

Về nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính, quá trình cổ phần hóa, cơ cấu lại DNNN đã đạt nhiều kết quả. Theo đó, đã thu gọn được hệ thống DNNN xuống còn 583 DN (năm 2016), giúp cơ cấu lại nguồn lực cho các DN và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện niêm yết các DN đã cổ phần hóa, đồng thời tăng cường hiệu quả công tác thanh, kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hóa. Theo ông Đặng Quyết Tiến, phải tiếp tục giảm bớt DNNN và đưa ra các giải pháp về nguồn lực, sử dụng hiệu quả nguồn lực thu về.

Cần chuẩn bị lộ trình cho một cơ chế tỷ giá mới

Đưa ra các giải pháp cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển DN, ông Nguyễn Đình Cung gợi ý, cần tạo áp lực và trách nhiệm đối với các bộ chuyên ngành để cắt bỏ ít nhất 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh, loại bỏ ít nhất 1/2 số hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành xuất, nhập khẩu; thay đổi cơ bản cách thức quản lý nhà nước. Đồng thời, ban hành đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa để DN tuân thủ; tạo điều kiện chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước.

Cùng với nhóm giải pháp trên, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, cần tiếp tục nỗ lực giảm chi phí cho DN, trong đó, cần giảm lãi suất cho vay; giảm chi phí hậu cần; đồng thời, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “mỗi năm DN chịu kiểm tra không quá 1 lần” và thay đổi thái độ, mục tiêu kiểm tra theo hướng hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ DN tuân thủ đúng pháp luật thay vì chủ yếu để xử phạt DN.

Liên quan đến chính sách về tỷ giá, TS. Phạm Thế Anh (Trường ĐH Kinh tế quốc dân) cho rằng, chính sách tỷ giá của Việt Nam vẫn đang trong tình thế lưỡng nan giữa các mục tiêu về phòng chống lạm phát với thúc đẩy thương mại quốc tế. Chính sách neo tỷ giá cứng nhắc không hỗ trợ được hoạt động thương mại quốc tế cũng như hạn chế hiệu ứng chuyển của tỷ giá vào giá cả trong nước. Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây đã có những thành công nhất định trong việc ổn định thị trường ngoại hối, hạn chế hiện tượng đô la hóa và “nhập khẩu” lạm phát.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Thế Anh, thành công này là dựa trên nền tảng của sự cân bằng cán cân thương mại và môi trường lạm phát trong nước thấp, chứ không phải là nhờ chính sách neo tỷ giá.

Theo ông Phạm Thế Anh, thời gian tới cần chuẩn bị lộ trình cho một cơ chế tỷ giá mới, thả nổi có quản lý với những đặc điểm, như: Chính sách tiền tệ lấy kiểm soát lạm phát là mục tiêu cao nhất; hiện đại hóa và tăng thanh khoản của thị trường ngoại hối; dần dần từ bỏ tỷ giá trung tâm, tỷ giá được xác lập bởi cung cầu ngoại tệ trên thị trường…/.

Minh Anh

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读