Khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên: Năng lượng tái tạo đạt hơn 13.000MW,ănglượngtáitạolàmtừđácóthựcsựkhảkết quả trận wales chiếm gần 60% cả nước Thúc đẩy các dự án mang tính nền tảng cho ngành công nghiệp năng lượng tái tạo Vận hành hệ thống điện tuần thứ 10: Huy động cao nhiệt điện than và năng lượng tái tạo |
Theo đó, khi năng lượng được thu giữ, hệ thống này chuyển thành nhiệt, sau đó lưu trữ nhiệt trong đá. Sau này, khi người dùng cần điện, nhiệt sẽ được chuyển thành hơi nước hoặc điện để có thể làm năng lượng. Tuy nhiên, kiểu lưu trữ năng lượng này cũng gặp nhiều khó khăn.
Ông Doron Brenmiller, giám đốc kinh doanh tại Brenmiller Energy cho biết: “Khi lựa chọn vật liệu, một số điều cần phải được cân nhắc. Đầu tiên là công suất nhiệt. Sau đó là về các thông số khác như chi phí, tính sẵn có của vật liệu và những gì sẽ xảy ra với vật liệu theo thời gian. Chúng tôi sử dụng đá núi lửa vì chúng có khả năng chịu nhiệt đặc biệt tốt và có thể tìm thấy khá dễ dàng”.
Ðẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới |
Trong khi đó, theo ông Ry Storey-Fisher, giám đốc chính sách và truyền thông của công ty Antora: “Trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi sử dụng các khối carbon rắn. Đây là loại vật liệu dồi dào trên trái đất được sản xuất hàng triệu tấn mỗi năm. Những khối này ổn định ở nhiệt độ cực cao và về cơ bản, chúng tôi nung nóng chúng lên đến hàng nghìn độ C trong thùng chứa cách nhiệt”.
Theo giới chuyên gia, những công ty này không phải là các công ty duy nhất sử dụng vật liệu thông thường như đá để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo.
Trước đó, các nhà nghiên cứu tại MIT cho biết về vật liệu siêu dẫn được sản xuất bằng hỗn hợp xi măng và muội than. Đó là carbon đen - dạng bột của carbon gần như nguyên chất, thường được sử dụng làm chất màu đen hoặc vật liệu để tăng cường lốp xe.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng tái tạo thay thế dần cho năng lượng sử dụng hóa thạch đang diễn ra tại các quốc gia dẫn đầu nền kinh tế thế giới, càng cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế phải gắn liền với việc phát triển năng lượng bền vững, an toàn.
Với quyết tâm mạnh mẽ trong việc chuyển đổi hướng đi ngành năng lượng, châu Âu đặt mục tiêu sẽ tăng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sinh học lên 60% vào năm 2030 và tăng cường công suất điện gió ngoài khơi lên gấp 25 lần vào năm 2050, để đạt mục tiêu trung hòa khí thải carbon năm 2050.
Trong khi đó, tại Mỹ, Cơ quan Thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia (NREL) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho hay, hầu hết các nhà máy nhiệt điện than và nhà máy điện hạt nhân sẽ ngừng hoạt động vào năm 2030, những nhà máy còn lại sẽ hoạt động đến năm 2050. Theo cơ quan này, Mỹ có thể sản xuất ra 80% điện năng từ năng lượng tái tạo bằng công nghệ hiện có, bao gồm turbine gió, điện quang mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, địa nhiệt và thủy điện.