当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【u21 hà lan】Tình hình Biển Đông mới nhất: Trung Quốc sẽ đưa tàu khảo sát khổng lồ ra Biển Đông

TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtTrungQuốcsẽđưatàukhảosátkhổnglồraBiểnĐôu21 hà lano những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay trên báo Kiến Thức ngày 6/8, công ty đóng tàu tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) đã hạ thủy tàu khảo sát biển Hải Dương 771. Tàu này sau khi đưa vào sử dụng sẽ được triển khai tới Biển Đông để thực hiện các hoạt động “thăm dò tài nguyên dầu khí và khoáng sản”.

Truyền thông Trung Quốc tiết lộ, tàu Hải Dương 771 được chế tạo theo đơn đặt hàng của Công ty phục vụ mỏ dầu Trung Quốc (COSL). Dự kiến sẽ được bàn giao và đưa vào sử dụng ngay trong năm nay. Nhiệm vụ của Hải Dương 771 là tiếp tế và hỗ trợ hoạt động khảo sát tại khu vực Biển Đông cho tàu khảo sát loại lớn Hải Dương 720 và Hải Dương 721.

Việc Trung Quốc tăng cường chế tạo tàu khảo sát biển và giàn khoan khiến tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng

Việc Trung Quốc tăng cường chế tạo tàu khảo sát biển và giàn khoan khiến tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng

Tàu thăm dò 771 được chế tạo bằng thép hỗn hợp, có chiều dài 64,96 mét, rộng 16 mét, chiều cao 7,5 m, hành trình liên tục 9.000 hải lý, tốc độ 13 hải lý/giờ. Con tàu khổng lồ này có nhiều chức năng tiên tiến trong khảo sát tài nguyên khoáng sản đáy biển. Tàu được trang bị hệ thống định vị động lực theo dõi tự động, có thể tiến hành khảo sát và tiếp tế vật tư trong điều kiện biển khắc nghiệt.

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục chế tạo các tàu khảo sát biển và giàn khoan mới nhằm đẩy mạnh hoạt động thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí tại Biển Đông. Trước đó hồi đầu tháng 7, Trung Quốc bắt đầu triển khai chế tạo giàn khoan nước sâu Hải Dương 982. Việc liên tiếp chế tạo nhiều phương tiện tàu thăm dò biển, giàn khoan dầu cỡ lớn của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại cho tình hình Biển Đông trong thời gian tới.

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay, Trung Quốc mới đây đã lên tiếng đáp lại chỉ trích của Mỹ rằng Bắc Kinh hạn chế tự do và hàng hải ở Biển Đông, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này ngày càng gia tăng sức nóng, báo VnExpress đưa tin.

Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cáo buộc Trung Quốc hạn chế đi lại ở Biển Đông. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, tự do hàng hải và hàng không không có nghĩa là cho phép tàu chiến nước ngoài và máy bay quân sự xâm phạm chủ quyền và an ninh các nước khác. Theo đó, Trung Quốc coi tự do hàng hải trong khu vực là yếu tố then chốt, vì nó là mạch dẫn quan trọng đối với thương mại và tài nguyên thiên nhiên.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ trực tiếp tham gia chuyến bay giám sát P8-A Poseidon trên Biển Đông hồi tháng 7

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ trực tiếp tham gia chuyến bay giám sát P8-A Poseidon trên Biển Đông hồi tháng 7

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng việc Trung Quốc xây dựng cơ sở cho "mục đích quân sự" tại các đảo nhân tạo ở Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng và có nguy cơ khiến các bên tuyên bố chủ quyền khác "quân sự hóa" theo. Ông Kerry cũng chỉ trích Trung Quốc cản trở tự do đi lại ở khu vực trong những tháng gần đây và nói rằng Mỹ sẽ không chấp nhận bất kỳ sự hạn chế về tự do hàng hải và hàng không nào.

Thậm chí, Trung Quốc còn nhiều lần cảnh báo, xua đuổi máy bay quân sự Philippines ra khỏi vùng gần đảo nhân tạo nước này xây dựng tại quần đảo Trường Sa, theo tiết lộ của các quan chức quân đội Philippines. Được biết, hải quân Trung Quốc hồi tháng 5 phát đi 8 cảnh báo đối với phi hành đoàn trên máy bay trinh sát P8-A Poseidon của Mỹ, khi nó bay vào gần khu vực mà Trung Quốc bồi đắp.

Minh Thùy(T/h)

 

Tình hình Biển Đông dậy sóng, Mỹ quyết ‘không trung lập’

分享到: