【ty le ca cuoc bong da truc tuyen】Tri thức may, mặc áo dài Huế trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Năm 1744, sau khi lên ngôi xưng vương ở phủ chính Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành nhiều chính sách, tổ chức lại bộ máy và đề cập đến việc cải cách triều phục. Chiếc Áo dài được chú trọng, trân quý và trở thành trang phục chính của người dân ở vùng đất Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ trong văn hóa. Năm 1802 vua Gia Long đã có ý định phải thay đổi phục trang trên toàn đất nước nhưng không thực hiện được. Từ năm 1826- 1837, chính vua Minh Mạng đã quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước; từ đó, chiếc Áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. “Người Huế luôn quan niệm rằng “y phục xứng kỳ đức”. Vì vậy, trang phục áo dài không chỉ thuần túy là chuyện áo quần mà đặc biệt đã được biểu tượng hóa rõ nét hệ chuẩn mực giá trị thẩm mỹ và đạo đức, luân lý của xã hội, gắn liền việc phân định danh phận, vị thế, vai trò cá nhân, giai tầng trong xã hội...”, TS.Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết. Áo dài Huế được nhiều đối tượng sử dụng, trước nhất là học sinh, sinh viên, viên chức, thanh niên, rồi cả đến những lớp người trung niên, các bà già, chị em làm nghề buôn bán nhỏ ở các cửa hiệu, ở ngoài chợ... Các cô gái chọn màu áo trắng hay màu tím nhạt, các em học sinh, sinh viên chọn màu áo dài tím Huế thành màu đồng phục... Tà áo dài trắng, tím cùng với nón bài thơ luôn đi liền với hình bóng người phụ nữ Huế mọi lúc, mọi nơi, trong nhà, ngoài phố. Cũng theo ông Phan Thanh Hải, sự khác biệt lớn nhất của áo dài Huế so với các vùng miền khác trong cả nước là được nuôi dưỡng trên nền của một vùng văn hóa từng là Kinh đô cuối cùng của triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam. Nơi mà thẩm mỹ trang phục cung đình nhà Nguyễn với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa - giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài mà không dễ tìm thấy ở những vùng đất khác. Bên cạnh vẻ đẹp thanh lịch và trang nhã truyền thống, chiếc áo dài còn nhắc nhở người mặc về đạo lý làm người, nhắc nhở mỗi người dân Huế phải nâng niu, trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của ông cha để lại, tiếp tục phát huy và nâng cao hơn những giá trị tốt đẹp để lưu truyền cho mai sau. Vùng đất xứ Huế, nơi chiếc áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ nghi, hội hè và cả trong đời thường ở vùng đất Cố đô. Đó còn là nguồn cảm hứng bất tận đi vào thơ, ca, nhạc, họa, trở thành biểu tượng của người phụ nữ Huế. Nhắc đến Huế, người ta nghĩ ngay đến vùng đất Kinh kỳ gắn liền với nhiều hoạt động lễ hội đa dạng, cùng với hình ảnh những tà áo dài truyền thống, đậm đà, duyên dáng. Rời khỏi nhà, phụ nữ Huế đều mặc áo dài. Bước chân vào cuộc sống, dẫu cho đó là đi học, đi chơi, đi chợ, chèo đò trên sông Hương, hay gánh gồng bán hàng, phụ nữ Huế cũng mặc áo dài. Ngày nay, tuy không giữ nguyên nếp cũ, nhưng tỉ lệ áo dài của phụ nữ Huế khi ra đường vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất của cả nước. Đàn ông Huế cũng thường sử dụng áo dài trong các hoạt động long trọng của mình như lễ cưới hỏi, giỗ chạp, cúng tế đình miếu, du xuân dịp tết... Mặc áo dài tạo cho người đàn ông có phong thái đĩnh đạc, oai phong, người phụ nữ duyên dáng, đoan trang. Áo dài tô thêm dáng vẻ trầm mặc của Huế. Người Huế lung linh hơn khi mặc áo dài. Và nhờ những người Huế, chiếc áo dài trở nên lộng lẫy hơn bao giờ. Các hiệu may đo áo dài Huế chủ yếu phân bố tập trung tại các vùng Gia Hội - Chợ Dinh, Kim Long, Vĩ Dạ, Phủ Cam... Đây là những vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, dân cư tập trung đông đúc và nơi sinh sống của các gia đình, dòng họ có truyền thống may đo áo dài Huế. Các khâu kỹ thuật cắt, may, luôn tà, làm nút đều được các nghệ nhân, người thợ may áo dài chăm chút thận trọng. Vì vậy, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế. Áo dài là minh chứng cho sự phát triển của trang phục Việt Nam, đồng thời cho thấy quá trình hội nhập và cả sự tác động của khoa học công nghệ dệt đã tạo nên sự đa dạng về chất liệu vải, màu sắc và họa tiết hoa văn phong phú cũng như nguyên phụ liệu quan trọng trong ngành thời trang. “Vì thế, áo dài Huế không đơn thuần chỉ là những thiết kế mang giá trị truyền thống như ngày trước. Áo dài ngày nay đã trở thành đối tượng tạo ra sự cảm hứng trong nghệ thuật thiết kế giàu tính sáng tạo nghệ thuật phù hợp với tư duy mang dấu ấn cá nhân, thể hiện quan niệm thẩm mỹ độc lập”, TS Phan Thanh Hải nhấn mạnh. Lần đầu tiên được tổ chức vào Festival Huế 2002, Huế tự hào là nơi đầu tiên tổ chức lễ hội áo dài. Từ đó đến nay, các lễ hội áo dài liên tục và đều đặn được khai diễn. Công chúng biết đến vẻ đẹp của áo dài nhiều hơn, áo dài Huế cũng đắt hàng theo, khách đến may áo dài lấy nhanh tăng đột biến. Áo dài Huế là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa, thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn hóa, hướng đến là một sản phẩm công nghiệp văn hoá để phục vụ du lịch. Nhiều sáng kiến đã lấy kinh nghiệm từ việc Hàn Quốc đưa Hanbok trở thành biểu tượng và thương hiệu văn hóa. Huế từ nhiều năm qua, cùng với việc miễn phí vé cho du khách mặc áo dài vào tham quan Đại nội và các khu di tích, đã phát triển các điểm cho thuê áo dài… Cơ sở cho thuê khá nhiều, doanh số lớn. Áo dài cũng trở thành sản phẩm du khách may trong ngày để có chiếc áo dài Huế ưng ý, hoặc món quà lưu niệm mua về tặng bạn bè, người thân. Điều này đã tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững nghề may đo áo dài và đem lại nhiều công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các nghệ nhân và người lao động. Trong vài năm trở lại đây, Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ) không chỉ trong cộng đồng nhân dân mà còn cả ở khối cơ quan nhà nước. Đặc biệt, ngày 29.3.2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt đề án “Huế - Kinh đô Áo dài”. Một trong những mục tiêu quan trọng của đề án là bảo tồn và phát huy giá trị tri thức may, mặc áo dài Huế. Đây là tiền đề để triển khai có hiệu quả hoạt động quảng bá, tôn vinh áo dài Huế, thúc đẩy kinh tế, du lịch phát triển, khẳng định áo dài Huế trong cộng đồng quốc tế, hướng đến phát triển thương hiệu Huế - Kinh đô Áo dài. Đồng thời, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị trên địa bàn đã luôn nêu gương khi mặc áo dài tham dự các lễ hội, sự kiện văn hóa, nghệ thuật và một số nghi lễ ngoại giao, tạo nên những hình ảnh rất đẹp và đầy bản sắc. Cũng theo ông Phan Thanh Hải, hiện nay, Thừa Thiên Huế đang thúc phát triển công nghiệp văn hóa một cách bền vững. Áo dài thực sự là một ngành nghề thủ công đặc biệt để tạo nên những sản phẩm ấn tượng. Đó là chưa kể rất nhiều các loại phụ kiện, trang sức kèm theo chiếc áo dài. Ngoài ra, công nghiệp văn hóa áo dài còn mở ra nhiều khía cạnh khác như sản phẩm lưu niệm, đồ chơi, phụ kiện, điện ảnh, mỹ thuật… Đây chính là hướng phát triển công nghiệp văn hóa, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, vừa bảo tồn, lan tỏa giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế. Việc phát triển thương hiệu áo dài Huế ra nước ngoài không chỉ đơn thuần là kinh doanh mà còn là kênh quảng bá văn hóa truyền thống hữu hiệu nhất. Đồng thời, áo dài cũng là vật phẩm lưu niệm đầy ý nghĩa dành cho khách du lịch quốc tế và những người yêu văn hóa Việt, là niềm tự hào và hãnh diện của người Việt Nam khi giới thiệu đến bạn bè thế giới. “Với giá trị tiêu biểu, Tri thức may, mặc áo dài Huế vừa được Bộ trưởng Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL ngày 9.8.2024. Điều này cũng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, TS. Phan Thanh Hải nhấn mạnh.VHO - Với những giá trị tiêu biểu,ứcmaymặcáodàiHuếtrởthànhDisảnvănhóaphivậtthểquốty le ca cuoc bong da truc tuyen Tri thức may, mặc áo dài Huế vừa được Bộ trưởng Bộ VHTTDL ký Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL ngày 9.8.2024, ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
- 最近发表
-
- Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- Ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục suy giảm trong tháng 10
- “Gia cố” liên kết sản xuất để nâng chất nông sản xuất khẩu
- Bạn muốn hẹn hò tập 789: Quyền Linh bực mình nhà trai vì hỏi gì cũng không biết
- Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- Dừng tiếp nhận phương tiện vào bãi phi thuế quan tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
- Chàng trai hơn 3 năm giúp người gốc Việt tìm lại cha mẹ ruột
- Đồng Nhân dân tệ giữ vị trí thứ 5 trong thanh toán quốc tế
- Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- Xung đột thương mại Mỹ
- 随机阅读
-
- Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- Nằm viện cả tuần mà chồng lạnh nhạt, đến khi về nhà vợ mới biết nguyên nhân
- Cơ hội gia tăng đơn hàng từ thị trường châu Âu
- Sự phát triển vững chãi của kinh tế Việt Nam
- Khai giảng khoá bồi dưỡng “Kỹ năng quay và dựng phim cho báo điện tử”
- Loạt nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp bật tăng trong tháng 8
- Tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan trong CPTPP chưa cao
- Bộ đôi giúp Lý Nhã Kỳ tỏa sáng tại LHP Cannes
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- Chụp ké ảnh kỷ yếu, bà mẹ ở Quảng Ninh gây sốt vì nhan sắc xinh đẹp
- EU khẳng định nông nghiệp không nằm trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
- CPTPP vượt cửa ải cuối tại Quốc hội Canada
- Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- TPHCM bàn giải pháp gỡ khó khăn về giải ngân vốn đầu tư công
- Halida ‘mở van’ cho cuộc vui hè thêm sảng khoái
- Kinh tế Argentina sẽ rơi xuống mức ‘đáy’ vào cuối năm 2018
- Ngân hàng KBank giành giải thưởng Thẻ Tín dụng mới tốt nhất 2024
- Nhà đầu tư muốn tăng "room" ngoại, NHNN cho rằng phải cẩn trọng dòng vốn đầu cơ
- Tăng trưởng kinh tế của Eurozone thấp nhất trong hơn 4 năm qua
- Mất 270 triệu lấy vợ mà chưa hề được 'yêu': Anh ấy thử 4 lần đều thất bại
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Đường Vành đai 3 triển khai thi công vị trí giáp nút giao cao tốc Bến Lức
- Bổ nhiệm Chánh án TAND huyện Châu Thành A
- Hậu Giang sẽ tiếp tục gặt hái được những thành tựu vượt bậc hơn nữa
- Bưu điện nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính của UBND huyện An Minh
- Công tác tuyên truyền nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức cách mạng
- [Infographics] 6 tháng, xử phạt gần 1,7 triệu trường hợp vi phạm an toàn giao thông
- Tàu, phà đi các đảo trong tỉnh Kiên Giang hoạt động trở lại bình thường
- Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang ra mắt chương trình “Trợ giúp khẩn cấp”
- Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thủ tướng: Mong Samsung coi Việt Nam là cứ điểm chiến lược sản xuất, xuất khẩu