Ngành Tài chính tiên phong chuyển đổi số,ộTàichínhchuyểnđổisốmạnhmẽhỗtrợdoanhnghiệpháp league 1 xây dựng chính phủ điện tử Chuyển đổi số hải quan muốn thành công cần phối hợp đồng bộ Bộ Tài chính đẩy mạnh luân chuyển cán bộ, nâng cao hiệu quả cải cách công vụ Gỡ bỏ rào cản chuyển đổi số để doanh nghiệp nhà nước phát triển |
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung |
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa
Tại các đơn vị liên quan đến người dân và doanh nghiệp như thuế, hải quan, kho bạc, thời gian qua đã không ngừng nỗ lực thực hiện chuyển đổi số, cải cách căn bản nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực thuế, dịch vụ khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử đã được triển khai tại 100% cục thuế và chi cục thuế địa phương. Đến nay, đã có trên 99% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai, nộp và hoàn thuế điện tử; đã hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử cho 100% doanh nghiệp, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh...
Về hóa đơn điện tử, đến nay 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã chính thức triển khai hệ thống hóa đơn điện tử, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý đạt hơn 4,22 tỷ hóa đơn.
Cùng với đó, đã có 21.389 doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền với 8.214.103 hóa đơn. Đồng thời, từ ngày chính thức khai trương Cổng Thông tin điện tử cho nhà cung cấp nước ngoài đến nay, đã có 54 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai thuế thành công.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tiếp tục hoàn thiện các chính sách để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), kinh doanh xuyên biên giới. Số lượng sàn cung cấp thông tin trên Cổng Thông tin TMĐT của Tổng cục Thuế là 563 sàn TMĐT…
Đối với lĩnh vực hải quan, Bộ Tài chính triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất - nhập khẩu, hướng tới xây dựng mô hình hải quan thông minh, đến nay, đã hoàn thành mục tiêu 5E (E-Declaration; E-Payment, E-C/O, E Permit và E-Manifest) về ứng dụng công nghệ thông tin.
Cùng với đó, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để triển khai các thủ tục hành chính (TTHC) trên Cơ chế một cửa quốc gia, hiện đã có 250 TTHC của 13 bộ, ngành kết nối với trên 6,3 triệu bộ hồ sơ của hơn 62 nghìn doanh nghiệp tham gia. Về triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D điện tử với tất cả 9 nước ASEAN.
Lĩnh vực kho bạc, 100% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình lĩnh vực kho bạc đã được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; hoạt động giao dịch với kho bạc nhà nước 24/7 (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ) với số lượng giao dịch hồ sơ chứng từ chi ngân sách nhà nước (NSNN) phát sinh qua dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đạt trên 99,6% lượng chứng từ chi của toàn quốc trên TABMIS.
Kho bạc Nhà nước tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện công tác giám sát từ xa tình hình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC trong công tác kiểm soát chi NSNN, khi chương trình ứng dụng Tiện ích tra cứu dữ liệu DVCTT phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã đi vào hoạt động ổn định...
Những đột phá lớn mang lại lợi ích nhiều bề
Bộ Tài chính là cơ quan tiếp xúc với doanh nghiệp nhiều nhất trong số các bộ, ngành. Để hài lòng người dân và doanh nghiệp, thời gian qua, Bộ Tài chính đã nỗ lực thực hiện cải cách hành chính trong các lĩnh vực quản lý. Điều này mang tại những thay đổi lớn trong cách thức làm việc của cơ quan thuộc bộ cũng như các doanh nghiệp. TS. Nguyễn Minh Phong |
Có mặt tại lễ công bố kích hoạt hóa đơn điện tử trên toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đánh giá cao nỗ lực của ngành Tài chính nói chung và cơ quan Thuế nói riêng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Bộ Tài chính luôn trong số những cơ quan đi đầu trong chuyển đổi số. Điều này đã tạo điều kiện để thực hiện sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trong ngành.
Những nỗ lực này đã mang lại kết quả nổi bật mà người đứng đầu Chính phủ đã nhấn mạnh rằng, kết quả đó đã đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm nguồn lực tài chính quốc gia, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Trên thực tế, thời gian qua, với quyết tâm của lãnh đạo Bộ Tài chính và sự vào cuộc của ngành Thuế, việc thực hiện hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn giấy là đột phá lớn, nền tảng quan trọng mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người nộp thuế và cơ quan quản lý nhà nước.
Không nóng vội mà ngành Tài chính triển khai hóa đơn điện tử với kế hoạch bài bản, khoa học theo 2 giai đoạn. Ngành Tài chính đã bám sát thực tiễn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội và đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng.
Theo đó, việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử là “mũi tên trúng nhiều đích”, góp phần thay đổi phương thức điều hành, quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như của người dân, doanh nghiệp theo hướng tích cực, hiện đại, tăng cường công khai minh bạch, phòng chống gian lận, tiêu cực, phát triển TMĐT, giảm chi phí tuân thủ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, phù hợp xu hướng quốc tế.
Người đứng đầu ngành Tài chính, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc luôn khẳng định mục tiêu ưu tiên của ông trong điều hành đó chính là đẩy mạnh chuyển đổi số để hình thành nền tài chính số Việt Nam vững mạnh, hiện đại. Bộ trưởng khẳng định, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đóng góp chung vào công cuộc chuyển đổi số của quốc gia, Bộ Tài chính luôn tập trung quyết liệt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, nhất là lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc.
Thời gian giải quyết thủ tục hành chính được rút ngắn Những nỗ lực xây dựng Bộ Tài chính điện tử hướng tới Bộ Tài chính số trong suốt những năm qua đã được đánh giá, ghi nhận bằng kết quả là 9 năm liên tiếp từ 2013 đến năm 2022, Bộ Tài chính luôn đứng đầu Bảng xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam (Vietnam ICT Index) của khối các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận Bộ Tài chính là đơn vị có tốc độ cải cách hành chính nhanh, khối lượng dịch vụ được cải cách lớn, góp phần giảm chi phí, thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Minh chứng là thời gian vừa qua, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thực hiện nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân, doanh nghiệp. Để chính sách sớm đi vào cuộc sống, Bộ Tài chính đã cắt giảm tối đa các thủ tục để hỗ trợ doanh nghiệp được nhanh nhất, sớm nhất. Các cục thuế địa phương cũng nhanh chóng vào cuộc, tận tình hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp, coi việc của doanh nghiệp cũng chính là việc của mình. Ứng dụng công nghệ thông tin, các quy trình giải quyết công việc đã được Bộ Tài chính xây dựng và áp dụng khoa học, tuân thủ quy định của pháp luật và của ngành Tài chính, phù hợp với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho cả cán bộ công chức và các cơ quan, doanh nghiệp. Nhờ đó, chất lượng hiệu quả của các hoạt động tác nghiệp, nghiệp vụ được nâng cao, không còn tình trạng tồn đọng giải quyết hồ sơ, khắc phục hạn chế ở mức thấp nhất những sai sót không đáng có. Thời gian giải quyết các yêu cầu của người dân, doanh nghiệp được rút ngắn hơn, công khai, minh bạch và luôn đúng quy định của pháp luật. Thời gian tới, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ngày càng được nâng lên và phát triển theo hướng hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. |