当前位置:首页 > Cúp C1

【blu ket qua bong da truc tuyen】Bộ trưởng Tô Lâm: Lộ lọt thông tin cá nhân rất đáng báo động

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Sáng 10/8,ộtrưởngTôLâmLộlọtthôngtincánhânrấtđángbáođộblu ket qua bong da truc tuyen  Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Hoạt động này cũng được kết nối trực tuyến đến các đoàn đại biểu Quốc hội cả nước.  

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là lần thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn. Trên cơ sơ đề xuất của 58 đoàn đại biểu Quốc hội, phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội, ý kiến của cử tri cả nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết lựa chọn hai nhóm vấn đề để chất vấn.

Theo đó, nhóm vấn đề dành cho Bộ trưởng Tô Lâm gồm: một, công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên Internet. Quản lý nhà nước về an ninh mạng, an toàn đối với hệ thống an ninh mạng quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là tình trạng đánh bạc, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tình trạng đưa tin không chính xác, phát tán các video clip phản cảm, độc hại.

Hai, về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, tội phạm cho vay lãi nặng, tội phạm liên quan đến hoạt động tín dụng đen.

Ba, xây dựng dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử bảo đảm kết nối với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bảo đảm quyền khai thác thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, v.v... việc cấp và sử dụng hộ chiếu phổ thông mẫu mới.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội bám sát chủ đề chất vấn đề, đặt câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề và tranh luận một cách thẳng thắn, trách nhiệm, mang tính xây dựng cao. Mỗi câu hỏi không quá 1 phút, thời gian mỗi lần tranh luận với Bộ trưởng không quá 2 phút, không tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội với nhau.

Các Bộ trưởng cần trả lời thẳng thắn, không né tránh, đúng trọng tâm, đưa ra được các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi cho cả trước mắt và lâu dài để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

Danh sách "chia lửa" với Bộ trưởng Tô Lâm có Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao; Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam.

8h15 phút, Bộ trưởng Tô Lâm bắt đầu nhận chất vấn, danh sách đăng ký chất vấn ban đầu đã có 31 vị đại biểu.

Hai vị đại biểu đầu tiên nêu chất vấn đều muốn biết giải pháp của Bộ để nhân dân yên tâm thông tin cá nhân của mình không bị trôi nổi trên mạng.

Trả lời, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân hiện đang rất đáng báo động, trong khi hành lang pháp lý để bảo vệ thông tin cá nhân chưa hoàn thiện.

Bộ trưởng cho biết, để hạn chế tình trạng trên Bộ đã triển khai giải pháp như xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ dữ liệu cá nhân nhưng gặp nhiều khó khăn.

Bộ đã 10 lần trình Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhưng thời gian tới mới được ban hành.  Bộ cũng sẽ tham mưu cho Chính phủ đề trình Quốc hội Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Giải pháp tiếp theo được Bộ trưởng đề cập là tăng cường nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ dữ liệu cá nhân, tích cực điều tra xử lý nghiêm hành vi làm lộ lọt, rao báa dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

“Chúng tôi đang điều tra đối tượng rao bán 30 triệu dữ liệu được cho là lấy từ nguồn gốc từ Bộ giáo dục và Đào tạo”, Bộ trưởng Công an cho biết. Ngoài ra, theo Bộ trưởng, có một số cơ sở dữ liệu của các ngành khác như Y tếcũng có nguy cơ bị lộ lọt sẽ được tập trung để xử lý.

Liên quan đến nội dung này, trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam đang được lưu trữ, đăng tải, chia sẻ và thu thập trên không gian mạng.

Chỉ trong 2 năm từ năm 2019 đến năm 2020, Bộ Công an phát hiện hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan bán dữ liệu cá nhân. Một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện, đấu tranh, xử lý. Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới gần 1.300 GB, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm.

Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiến hành kiểm tra an ninh, an toàn thông tin hệ thống công nghệ thông tin của 20 bộ, ngành và 61/63 địa phương (chưa kiểm tra Kon Tum, Hậu Giang).

Kết quả đã chỉ ra nhiều lỗ hổng bảo mật cần khắc phục để bảo đảm an ninh, an toàn khi triển khai kết nối dữ liệu. Các bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương khắc phục, đến nay 11/20 bộ, ngành và 28/61 địa phương có hệ thống đáp ứng được các yêu cầu về an ninh an toàn khi kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và điều kiện để thực hiện dịch vụ công cấp độ 4.

Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm diễn ra trong buổi sáng 10/8. 

分享到: