Báo RT đưa tin,ỹthửtênlửađạnđạogiữatranhcãivềthỏathuậntàungầmhạtnhânvớkết quả trận bologna hôm nay cuộc thử nghiệm diễn ra ở ngoài khơi mũi Canaveral, bang Florida, Mỹ trong tuần này. Các tên lửa D5LE được phóng đi từ tàu USS Wyoming, một tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Ohio, được đưa vào hoạt động từ năm 1996 và gần đây đã trải qua một cuộc đại tu công nghệ và tiếp nhiên liệu.
Hình ảnh vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo Trident II D5LE từ tàu ngầm USS Wyoming do Hải quân Mỹ công bố ngày 18/9. |
Trong đó, D5LE là phiên bản kéo dài tuổi thọ mới nhất của tên lửa Trident II dự kiến sẽ được sử dụng cho đến năm 2042.
Theo Phó Đô đốc Johnny R. Wolfe, cuộc thử nghiệm nằm trong khuôn khổ chiến dịch Trình diễn và hạ gục, được thiết kế để cho người dân Mỹ, các đồng minh và đối thủ thấy “độ tin cậy chưa từng có của khả năng răn đe hạt nhân trên biển" của nước này.
“Các tên lửa kéo dài tuổi thọ - Trident II (D5LE) đang được biên chế cho hạm đội và trong suốt thời gian phục vụ còn lại sẽ được trang bị cho các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio của Mỹ cũng như lớp Vanguard của Anh", trích tuyên bố của Hải quân Mỹ.
Mỹ và Anh hiện chia sẻ công nghệ Trident. Hai nước gần đây đã cam kết giúp Australia có được công nghệ này để xây dựng hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Mặc dù vẫn còn phải xem Canberra cuối cùng sẽ nhận được loại tàu ngầm nào, nhưng tất cả các bên đều khẳng định rằng chúng sẽ không được trang bị vũ khí hạt nhân.
Vụ thử tên lửa đạn đạo của Mỹ diễn ra giữa lúc liên minh quân sự mới thành lập giữa nước này với Anh và Australia (AUKUS) đang gây ra xung đột ngoại giao và căng thẳng chưa từng có với Pháp, một đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tranh cãi bắt nguồn từ việc Australia bất ngờ tuyên bố hủy hợp đồng đóng tàu ngầm thông thường, trị giá tới 90 tỷ USD với Pháp sau tuyên bố về sự ra đời của AUKUS tối 14/9.
Ngoại trưởng Pháp Le Drian gọi đây là "nhát dao đâm sau lưng". Chính phủ Pháp đã triệu hồi các đại sứ tại Washington và Canberra về nước tham vấn, viện dẫn lí do về "hành vi không chấp nhận được" của Mỹ, Anh và Australia.
Ngoài Pháp, Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích việc thành lập AUKUS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc, liên minh mới gây tổn hạt nghiêm trọng đến hoà bình và ổn định khu vực, tăng cường chạy đua vũ trang và phá hoại Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tuần qua cũng chứng kiến việc Hàn Quốc cho thử tên lửa phóng từ tàu ngầm, trong khi Triều Tiên cho bắn thử một loại tên lửa hành trình tầm xa mới và một hệ thống tên lửa phóng từ tàu hỏa.
Dường như để trấn an những nghi ngại, Hải quân Mỹ nhấn mạnh, vụ thử tên lửa của họ "đã được lên lịch trước hàng năm" và "không nhằm ứng phó bất kỳ sự kiện thế giới nào đang diễn ra hay phô diễn sức mạnh".
Tuấn Anh
Phẫn nộ với liên minh Mỹ-Anh-Australia, Pháp triệu hồi các đại sứ về nước
Chính phủ Pháp đã triệu hồi các đại sứ tại Washington và Canberra về nước tham vấn, viện dẫn lí do về "hành vi không chấp nhận được" của Mỹ, Anh và Australia khiến Pháp bị mất hợp đồng bán tàu ngầm trị giá hàng tỷ USD.