Phát biểu tại hội nghị,ângcaohiệuquảdịchvụchămsócsứckhỏebanđầsoi keo italia Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, trong những năm qua, bên cạnh những thành quả về chăm sóc sức khỏe và nâng cao sức khỏe người dân, hệ thống y tế Việt Nam và y tế cơ sở đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Việt Nam chịu gánh nặng mô hình bệnh tật kép với các bệnh lây nhiễm vẫn lưu hành và diễn biến phức tạp, các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh, tình trạng già hóa dân số, trong khi năng lực cung ứng dịch vụ tuyến chăm sóc ban đầu còn hạn chế, chưa được chuyển đổi kịp thời để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân.
Nghị quyết 20/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đánh giá, hệ thống tổ chức y tế còn thiếu ổn định, hoạt động chưa thực sự hiệu quả; đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu; chất lượng dịch vụ, nhất là ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến trên chậm được khắc phục.
Nghị quyết 20 đã chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp: “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của y tế cấp xã để thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe. Triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; chú trọng dự phòng, nâng cao năng lực sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật; đẩy mạnh quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở”.
Thảo luận tại hội nghị, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đã trình bày các kết quả nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cơ sở góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới./.
Văn Nam