Theo thông tin từ Sở Y tế Cà Mau, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang có diễn biến phức tạp, các dịch bệnh có xu hướng tăng, đáng chú ý là bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay - chân - miệng (TCM).
Theo thông tin từ Sở Y tế Cà Mau, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang có diễn biến phức tạp, các dịch bệnh có xu hướng tăng, đáng chú ý là bệnh sốt xuất huyết (SXH) và tay - chân - miệng (TCM).
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra hơn 150 trường hợp SXH, tăng hơn 120% so cùng kỳ năm 2014, có 1 trường hợp tử vong; bệnh TCM cũng đang gia tăng đột biến với hơn 500 trường hợp.
Theo các chuyên gia y tế, năm 2015 dự báo bệnh SXH sẽ gia tăng và có khả năng bùng phát mạnh, nhất là tại các tỉnh phía Nam. Ở Cà Mau, thời gian qua, bệnh SXH đã tăng đột biến, đặc biệt là tại các địa phương thường xảy ra ổ dịch như: Ðầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP Cà Mau.
Bệnh nhân đến nhập viện và điều trị bệnh SXH tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Đầm Dơi. Ðối với bệnh TCM, trong năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do bệnh nhưng với tốc độ gia tăng nhanh chóng, bệnh này cũng đang là bệnh truyền nhiễm được đặc biệt quan tâm gần đây.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, nhận định: “SXH và TCM là 2 bệnh cần đặc biệt lưu ý vì sự phức tạp cũng như tốc độ lây lan mầm bệnh. Hiện nay, thời tiết đang diễn biến thất thường, mùa mưa lại đang đến gần, mầm bệnh còn tiềm ẩn lớn trong cộng đồng, chính vì vậy nguy cơ bệnh SXH và TCM bùng phát thành dịch là rất lớn nếu như cộng đồng không thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống tích cực”.
Ðể chủ động kiểm soát, khống chế mầm bệnh, Sở Y tế Cà Mau vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch năm 2015. Ðây là hội nghị quan trọng nhằm cung cấp, cập nhật kịp thời các kiến thức về tình hình cũng như công tác điều trị bệnh. Hội nghị dành gần như toàn bộ thời gian để tập trung vào công tác triển khai phòng, chống bệnh SXH và TCM, trong đó tập trung vào quy trình giám sát, phòng, chống đối với 2 bệnh này.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân cho biết: “Công tác giám sát dịch bệnh được xem là rất quan trọng, tuy nhiên vấn đề này đôi khi các địa phương còn lơ là. Ðối với bệnh SXH, tuy các địa phương có vào cuộc xử lý, giám sát ổ dịch nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Riêng đối với bệnh TCM, xuất hiện và lưu hành trên địa bàn tỉnh nhiều năm nay. Ngành y tế các địa phương tuy có phối hợp với ngành giáo dục, nhưng vẫn chưa quan tâm đúng mức. Chính điều này đã làm cho bệnh xuất hiện kéo dài”.
Theo thống kê, từ đầu năm 2015, Bệnh viện Ða khoa khu vực Cái Nước tiếp nhận điều trị cho khoảng 40 trường hợp mắc bệnh SXH và 30 trường hợp bệnh TCM. Tuy vậy, tình hình nhập viện ở 2 bệnh này đang có biểu hiện tăng trong vài tuần trở lại đây. Bác sĩ Bùi Ðức Văn, Giám đốc Bệnh viện Ða khoa khu vực Cái Nước, cho biết: “Trước những diễn biến phức tạp của bệnh SXH và TCM, bệnh viện đã xây dựng kế hoạch, sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra trên địa bàn. Riêng về công tác điều trị, các dịch truyền, cơ số thuốc, ê-kíp trực phục vụ cho việc chẩn đoán, tiếp nhận điều trị SXH và TCM cũng đã sẵn sàng”.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân cho biết thêm: “Việc phát hiện bệnh tại các bệnh viện và trạm y tế là hết sức quan trọng vì đây là nơi tiếp nhận bệnh nhân. Do đó, công tác báo cáo dịch, phối hợp với trung tâm y tế địa phương là rất quan trọng”.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở Y tế Cà Mau cũng đã thành lập đoàn đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh phòng dịch tại huyện Thới Bình và U Minh. Bác sĩ Huỳnh Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế Cà Mau, cũng lưu ý các địa phương cần đẩy mạnh công tác giám sát, kịp thời xử lý các ổ dịch, khống chế ngay không để bệnh lây lan và bùng phát. Các địa phương cũng cần tham mưu tốt cho chính quyền các cấp củng cố ban chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, phân công cụ thể từng thành viên phụ trách, không thể nói chung chung mà phải xuống tận địa bàn, nhất là tại các điểm nóng về dịch bệnh.
SXH và TCM là 2 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cả 2 bệnh này đều chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vắc-xin dự phòng. Bệnh có khả năng gây tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Ngành y tế khuyến cáo người dân cần chủ động theo dõi, cập nhật tình hình về dịch bệnh. Các cơ sở y tế và chính quyền các địa phương cũng cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng bệnh, góp phần khống chế, không để bệnh bùng phát thành dịch lớn./.
Bài và ảnh: Quốc Văn
顶: 3813踩: 8
【lazio – atalanta】Chủ động kiểm soát bệnh sốt xuất huyết và tay
人参与 | 时间:2025-01-10 01:23:45
相关文章
- Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- Báo Quyết Chiến & cách lưu giữ độc đáo của Dương Phước Thu
- Trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông”
- “Bảo tàng kỹ thuật số” đầu tiên ở Việt Nam đón khách từ 20/10
- Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- Hoa hậu Đỗ Thị Hà chia sẻ việc muốn được học chơi golf
- Dự thảo Luật Phát triển công nghiệp tập trung vào 6 chính sách lớn
- Mất gần hết đà tăng, thị trường vẫn đang bị chốt lời
- Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- Việt Nam có thêm VĐV dính doping ở SEA Games 31
评论专区